TRIẾT HỌC PHẢN CHỨNG SIÊU ĐƠN GIẢN
Không cần thiết phải lý luận cao siêu, chỉ cần đối chứng tính logic của hiện thực lịch sử với bản năng bẩm sinh của con người, mọi người có thể xác nhận được kết quả phản chứng rất rõ nét với những lý thuyết được gọi là: Triết học Mác - Lê Nin, Chủ nghĩa cộng sản khoa học hay Chủ nghĩa xã hội:
1- Về bản chất, chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội đều dựa trên một quan điểm lý luận nền tảng là sự công bằng xã hội. Đó là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, là xã hội hóa quyền lực và lợi ích, tôn trọng quyền sống, quyền tự do và quyền được đối xử công bằng của tất cả con người trong xã hội. Trật tự xã hội có được thiết lập, kỷ cương xã hội có được xây dựng, quy luật cơ bản là cần phải có sự hình thành của tầng lớp quản trị và tầng lớp thừa hành nhưng theo tư tưởng chủ đạo của luận thuyết, sự phân hóa đó phải dựa trên nguyên tắc tầng lớp quản trị chỉ là đại diện, chỉ được sử dụng quyền hạn ở mức tối thiểu và tầng lớp thừa hành vẫn phải được tôn trọng, phải được thể hiện quyền dân chủ ở mức tối đa.
2- Về lý luận, các quan điểm chủ đạo trên là lý tưởng, là tích cực cho một thể chế xã hội tốt đẹp. Sự hình thành các quan điểm ấy và phát triển thành các học thuyết cũng là tất yếu, phù hợp với diễn biến của lịch sử tại thời điểm nó hình thành và bản chất nhân đạo bẩm sinh trong mặt phải của con người. Vào thời kỳ ấy, những đối tượng tư duy nên học thuyết là những đối tượng thuộc tầng lớp cơ hàn, yếu đuối phải chịu sự áp bức, bóc lột. Vì thế, một phản xạ rất tự nhiên được hình thành là ý thức cộng đồng, xã hội. Phải dựa vào nhau để sống, phải nắm tay nhau để tạo sức mạnh phản kháng, đấu tranh chống lại cường quyền, để cùng nhau mưu cầu hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, mối quan hệ của các thành viên trong cùng một tầng lớp xã hội đạt đến đỉnh cao của sự gắn bó, đến mức có thể so sánh như là những bộ phận trên cùng một cơ thể, không thể tách rời. Đức hy sinh, lòng vị tha nhân hậu, tình tương thân tương ái và bao nhiều đức tính tốt đẹp bẩm sinh khác nữa trong mặt thiện của con người được bộc lộ ở mức tối đa. Và cũng trong cái thời kỳ thịnh vượng của đức thánh thiện và lòng nhân từ ấy, mọi người lại vừa tựa vào nhau để sống, để cùng mơ ước về một tương lai tốt đẹp cho cả cộng đồng. Quan điểm về công bằng xã hội, về một sự dung hòa cùng nhau chia hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc là hoàn toàn logic, là thực tế hiển hiện trong giấc mơ tương lai của tất cả mọi người. Tại thời điểm đó, chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội là phù hợp của tư duy, hoàn toàn không phải là không tưởng hay bất khả thi, cả về mặt bản chất của học thuyết hay nhận thức của con người.
3- Vậy thì tại sao nó lại dần trở thành là không tưởng, là bất khả thi? Cũng thật đơn giản để lý giải bởi điều đó cũng xuất phát từ bản chất của con người nhưng là ở thời kỳ mới, hoàn cảnh mới. Mặt phải, tâm thiện của con người dần bị mờ nhạt, suy tàn, thay vào đó là sự hưng thịnh dần của mặt trái, tâm ác, sự biến đổi mà ngôn từ ngày nay được dùng là “thoái hóa”. Cá nhân hóa, cường điệu hóa, chỉ trích sự biến đổi này để tự lừa mị chính mình là sản phẩm của bản năng dối trá, bởi phàm là con người sinh ra, bất kỳ ai cũng đã tồn tại sẵn hai mặt thiện, ác đó cả. Nhiều hay ít, mạnh hay yếu, có môi trường, cơ hội để bộc lộ hay không thôi. Khi một con người được sống trong môi trường mà họ dần cảm thấy không chỉ không cần nhiều đến cộng đồng xã hội xung quanh mà còn có nhiều điều kiện và cơ hội để họ có thể độc lập tạo ra những lợi ích cho riêng mình thì cái chủ nghĩa xã hội trong họ dần yếu thế, chủ nghĩa cá nhân dần dần chế ngự trong mọi suy nghĩ và hành động của họ. Mặt trái của con người bắt đầu lộ diện dưới những biểu hiện ban đầu là thói ích kỷ, tham lam. Rồi đến khi cái ý thức tư lợi đã thành chủ đạo và để phục vụ cho mục đích tư lợi ấy, con người bắt đầu vận dụng trí thông minh của mình vào những bản năng xấu xa vốn có tiếp theo, đó là: dối trá, thủ đoạn, độc ác… Mỗi người chỉ khác nhau ở mức độ và cường độ biểu hiện lòng tham nên theo đó, tốc độ chuyển hóa từ mặt phải sang mặt trái có khác nhau. Với những người mà lòng tham quá lớn thì có khi cái tâm ác lập tức thay thế hoàn toàn tâm thiện chỉ trong phút chốc, họ có thể bất chấp mọi thủ đoạn, tìm cách loại bỏ những trở lực xung quanh, kể cả ra tay đồng loại một cách độc ác, miễn sao đạt được mục đích là tư lợi thật nhanh, thật nhiều cho riêng mình.
Lòng tham bản năng xấu xa này của con người có thể được minh chứng rõ nét bằng một ví dụ: Một đoàn người đói khổ đang dựa vào nhau để kiếm kế sinh tồn, tính đồng loại, tâm thiện của họ đang được thể hiện ở mức cao nhất. Họ thương cảm chia cho nhau từng hạt cơm khi đói lả, đắp cho nhau từng tấm áo khi lạnh lúc đêm về, nhường cho nhau từng ngụm nước giữa sa mạc cháy nắng… Tình thương, lòng bao dung ngập tràn, họ những tưởng chẳng bao giờ họ có thể rờ nhau, cái tâm ác tưởng chừng như không tồn tại. Thế nhưng, chỉ cần vô tình gặp một kho báu đầy bạc vàng chói lóa, chỉ sau vài phút mừng rỡ ngỡ ngàng, lòng tham bản năng và ý thức tư lợi bắt đầu xuất hiện, cái ác chế ngự cái thiện…để rồi bắt đầu có những toan tính và mâu thuẫn phát sinh. Nhẹ là sự ích kỹ, mâu thuẫn, so bì hơn thiệt, nặng là sự thủ đoạn, ác độc đến mức có thể ra tay sát hại những người mà chính họ vừa nhường cơm, xẻ áo đó để chỉ nhằm chiếm hữu thật nhiều vàng bạc cho riêng mình… Thực tế xã hội cho thấy, đã là con người thì dù ít hay nhiều, tất cả đều bị rơi vào trạng thái tâm lý và sự chuyển hóa thiện ác này, bởi đó là bản năng vô thức.
Chính vì vậy, sự tồn tại của bản năng vô thức này của con người là cơ sở chính của luận thuyết phản biện sự tồn tại và khả thi của các học thuyết chủ nghĩa mang tính xã hội. Và đáng sợ hơn cả, lòng tham của con người là không có giới hạn hay theo ngôn ngữ dân gian thường gọi là “lòng tham vô đấy” nên cái sự nguy hiểm với xã hội càng không thể lường được, không có điểm dừng. Hãy nhìn vào thực tế, có một cá nhân nào, nhóm người nào được gọi là Đại Tư sản, Đại Gia hay Tập đoàn siêu cường nào đã từng nói rằng họ đã giàu đủ rồi, họ sẽ bắt đầu nghĩ đến việc giúp cho đồng loại chưa? Và các cá nhân đó, nhóm người đó đã có giờ phút nào tạm dừng công việc lại hay san sẻ một cơ hội kiếm tiền của họ cho người khác chưa? Có ông chủ nào, công ty nào trên thế giới trả lương cho công nhân từ việc cân đối những lợi ích mà họ đã làm ra, đã mang lại chưa? Hay chỉ là trả ở mức tối thiểu có thể được, chỉ để giữ chân cho có đủ người làm, có trường hợp cao hơn cũng chỉ để phục vụ cho chiến lược kinh doanh của họ, cho thủ đoạn bóc lột tối đa sức lực và trí tuệ của người làm công ăn lương? Hãy ngẫm lại vài con số thực tế ở Việt Nam, các đại gia công khai hay lén lút bỏ bao nhiêu tiền ra phục vụ cho những hoạt động liên quan đến sự thụ hưởng của họ như ăn nhậu, giải trí, mua dâm, tài trợ thi Hoa hậu...? Vài chục triêu đến vài tỷ. Còn làm từ thiện cho vài người có hoàn cảnh mà cả xã hội thương tâm hay cứu trợ thiên tai, tài trợ hiếu học, thi tài năng trí tuệ như SV, như robocon… thì họ bỏ ra bao nhiêu tiền khi mà họ vẫn ngẫng cao đầu, lớn giọng rao giảng? Vài trăm nghìn đến vài chục triệu! Các nhà tư bản, các nhóm lợi ích, tham nhũng của cộng sản đã giàu có, no đủ đến mức nào, lại đang tiếp tục toan tính, chia chác lợi ích với nhau bằng những con số có thể hình dung đến vài trăm triệu hay vài tỷ đô la, vậy mà họ vẫn chèn ép, đàn áp, thậm chí là đánh, giết, xới mồ, đào mả chỉ vì đôi co, ti tiện với cả hàng nghìn người nông dân nghèo khổ bằng những con số chỉ là vài triệu hay vài chục triệu đô la…!?!
Muôn ngàn dẫn chứng trong sự vận động tự nhiên của lịch sử tiến hóa xã hội mà có vẻ như khi đề cập đến, có nhiều người vẫn cười, vẫn không chấp nhận sự phủ phàng đó nhưng rõ ràng thay, trớ trêu thay, đó chính là cơ sở phản chứng đơn giản nhất cho một sự thực tế không thể chối cãi:
Read more: Quan Lam Bao: Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, Chủ nghĩa xã hội là bất khả thi. http://quanlambao.blogspot.com/2012/06/chu-nghia-cong-san-la-khong-tuong-chu.html#ixzz1z2755EpA
***
“làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”: Một nguyên tắc lý tưởng. Tuy nhiên,
(1) Làm sao biềt người yếu đuối và thiếu năng lực là người thật sự yếu đuối, hay người đó vì ích kỷ, nên biếng nhác, muốn "ngồi mát ăn bát vàng". Vì mọi người không biết rõ người hàng xóm có nhiều, hay ít, năng lực, nên mọi người trở nên nghi ngờ, ghen ghét lẫn nhau, rồi thi đua đóng vai trò "thiếu năng lực", vì "thiếu năng lực" nhàn hạ hơn là các tá điền.
(2) Thế nào là "nhu cầu"? Ăn bao nhiêu cho đủ no? Ngủ thế nào cho đủ sướng? Vì phương tiện phục vụ những trò ăn chơi rất ư là hạn hẹp. Tình trạng thiếu thốn thiên nhiên này tạo ra trò cạnh tranh "đổ máu đầu", vì người đẹp thì hiếm (một hoa hậu), mà người xấu thì nhiều (2 á hậu).
Chủ nghĩa cộng sản tất nhiên đưa tới một xã hội tranh dành, độc ác: thằng khoẻ "hưởng" tất cả cái "ngon" và cái "đẹp", thằng yếu thì ra đường đi ăn mày, ngủ trong lều chợ.
Xã hội VN ngày nay chứng minh định luật thiên nhiên này.
No comments:
Post a Comment