Saturday, 30 June 2012

Nghi vấn giết người diệt khẩu khi tăng án tử hình Nữ sinh ĐH Hồng Bàng buôn ma túy. Phần I

June 26, 2012   
Giả định rằng nội dung bài báo là đúng sự thật!
Tóm tắt: Sinh viên Trần Hà Duy vì muốn đi làm thêm, đã bị dụ đỗ mang 1 va li “hàng mẫu” của 1 công ti may mặc từ nước này sang nước khác với thù lao tương đối cao mà hoàn toàn ko biết trong va li “hàng mẫu” này có chứa ma tuý.Khi phát hiện ra va li mà mình xách có chứa ma tuý, Duy đã lập tức hỏi cho ra lẽ và bị đe doạ tính mạng của bản thân và người thân. Duy buộc phải tiếp tục làm theo hướng dẫn của kẻ thủ ác.Duy bị bắt tại Tân Sơn Nhất. Toà Sơ thẩm ngày 27/3 tuyên: Tù trung thân, 3 tháng sau đó toà phúc thẩm sửa thành Tử Hình.
————————
Tôi chưa có diễm phúc được coi qua hồ sơ vụ án, bản cung, và phán quyết. Tôi chỉ xin mượn bài báo này để bàn thêm về law theory mà thôi.
————————-
Về pháp luật, ở đây có 2 luật cần được xem sét:
1. Guilty until proven innocence:
Anh là người xách va li đi xuyên quốc gia, anh đương nhiên là người phải biết rõ trong vali của anh chứa những gì. Và anh đương nhiên là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành lý của anh.  Giả sử anh đúng thật là người vận chuyển ma tuý, song anh cứ 1 mực chối cãi rằng anh ko hề biết, là do ai đó nhét vào (hay gởi vào) hành lý của anh.  Thì pháp luật dựa vào cái gì để chế tài anh?  Nhưng giả sử anh thật sự bị hàm oan, có kẻ gian lợi dụng lúc anh sơ hở không để ý đã nhét ma tuý vào hành lý của anh thì sao?
Để đối phó với chuyện này, PL có quy định: anh chịu hoàn toàn trách nhiệm với hành lý mình mang theo, trừ phi anh chứng minh được rằng anh bị hàm oan (guilty until proven innocence).
Cũng xin chú thích, “guilty until proven innocence” là hình thức ít phổ dụng, nó chỉ được dùng một cách rất thận trọng trong các trường hợp rất nghiêm trọng, còn phần lớn các trường hợp hình sự và dân sự khác thì áp dụng hình thức “innocence until proven guilty” (anh ko có tội cho đến khi nào người ta chứng minh được tội trạng của anh). Trong trường hợp này, Duy sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về số ma tuý mà cô vận chuyển, trừ phi cô chứng minh được rằng mình bị hàm oan.
2. Scienter of conducting fault:
Ko định chú thích, nhưng nhận thấy FB gạch dưới chữ “Scienter” với nghĩa “sai chính tả” (spell check) nên tôi ko chắc từ này có trong từ điển phổ thông. “Scienter” là jargon của ngành luật, nghĩa là “hành động khi biết rõ nó có thể sẽ tạo ra tổn thất”. Scienter of conducting fault: Thủ ác khi biết rõ mình đang làm gì.
Một người là vô can trước pháp luật trong mọi trường hợp khi họ chứng minh được rằng họ không hề có scienter of conducting fault (thủ ác, nhưng hoàn toàn không hề biết hành động của mình là 1 phần, hay toàn bộ, của 1 âm mưu tội ác).
——————–
Lý lẽ chống lại Duy (công tố):
1. Giao và nhận hàng mẫu chỉ được thực hiện giữa những người tin cẩn của công ty, vì sự bảo mật mẫu mã của hành (nhất là mặt hàng thời trang) trước khi sản xuất là rất quan trọng. Ko có lẽ nào cô không cảm thấy kỳ lạ là họ lại đi mướn 1 người xa lạ làm công việc này. Như vậy, cô đã biết rõ có điều gì mờ ám, nhưng vẫn chấp nhận công việc này. Điều này đủ để quy trách nhiệm “tiếp tay/đồng loã” cho Duy.
2. Một công việc nhàn hạ, được đi du lịch, lại có lương ngàn đô, Duy ko thể nào ko cảm thấy điều đó kỳ quặc, nhưng vẫn chấp nhận làm. Như vậy, một lần nữa, cô biết rõ có điều mờ ám, dù ko biết rõ đó là điều gì, nhưng rõ ràng cô đã chấp nhận tiếp tay cho điều mờ ám ấy.
==> có scienter of conducting fault ==> liable
———————
Lý lẽ ủng hộ Duy (biện hộ):
1. Sự việc sảy năm 2010, lúc đó Duy mới 20 tuổi, không thể hi vọng 1 sinh viên 20 tuổi có suy nghĩ chín chắn, thấu đáo về cuộc sống. Cô không thể nào có đủ kinh nghiệm để nghi ngờ sự mờ ám trong công việc được giao. Ngay cả đối với những người lớn tuổi hơn, việc bị mắc lừa cũng là chuyện dễ hiểu. Vì tình tiết của vụ lừa đảo này là hiếm hoi, không phổ dụng, nên nhiều người không thể có đủ kiến thức để cảnh giác. ==> bác bỏ 2 lập luận công tố.
2. Theo như bài báo thì tôi đồ rằng biên bản án trạng cũng đã công nhận cô Duy bị lợi dụng.(1) (2)==> Cô ko có scienter of conducting fault ==> not liable.
———————
Mờ ám trong phán quyết của phiên tòa phúc thẩm, khi tăng án CHUNG THÂN THÀNH TỬ HÌNH
Ở đây rõ ràng lý lẽ biện hộ là hoàn toàn hợp lý. 1 sinh viên 20 tuổi thì không thể có đủ khả năng để lường được 1 crime scheme lớn như vậy. Rõ ràng bên toà án phải điều tra theo hướng cô Duy bị lợi dụng mà hoàn toàn không biết mình đang tiếp tay cho 1 tội ác, vì đó là sự thật.
Huống chi, ở đây lại có tình tiết giảm nhẹ: Phạm tội khi còn quá trẻ, thiếu hiểu biết. Chưa bao giờ có tiền án. Và, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 27-3-2012, cho rằng hành vi của Trần Hà Duy là rất nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên trong quá trình điều tra, Duy đã thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải, chưa có tiền án tiền sự nên HĐXX tuyên phạt Duy mức án chung thân,
Vậy mà phiên tòa phúc thẩm ngày 20-6-2012 lại gấp rút tuyên: “tử hình”.  Rõ ràng phán quyết này là bất bình thường, có điều mờ ám.
————————
Lời bàn:
A. Tử hình Duy vì cho rằng hành động của cô ta nguy hiểm cho xã hội, và rằng cần phải răn đe kẻ khác. Tuy nhiên, cả 2 lý do này đều vô lý.
Thứ 1: ĐỐI VỚI SỰ VIỆC NÀY hành động của Duy là nguy hiểm với XH. Song, tử hình là loại đi vĩnh viễn 1 CON NGƯỜI chứ ko phải 1 hành động. Không thể đem người bị lợi dụng ra xử bắn, và nguỵ biện rằng: vì hành động của họ nguy hiểm cho xã hội vì bản thân họ không hề có âm mưu hãm hại xã hội.==> Xử tử những người không có ý thức phạm tội là vô lý.
Thứ 2: Cũng không thể nguỵ biện rằng: giết 1 người, răn vạn mạng, vì nếu kẻ thủ ác thay đổi chiến thuật, và trở nên tinh xảo hơn, thì vẫn có nhiều người khác mắc mưu. Chỉ có thể xử tử những kẻ âm mưu thủ ác để răn đe những kẻ âm mưu thủ ác khác, với mong mỏi bọn chúng từ bỏ ý đồ xấu xa. Còn những kẻ bị lợi dụng, nếu họ biết họ đang làm gì thì họ đã không làm! Vậy răn đe họ có tác dụng gì khi mà họ không hề biết việc họ đang làm là 1 phần của tội ác?
B. Tôi cho rằng có 1 thế lực đứng sau giật dây toà án, để đưa ra phán quyết vô lý và vội vàng.
Bản tuyên “chung thân” vội vã bị sửa lại thành bản tuyên “tử hình” chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng (trong khi vụ án kéo dài 1 năm). Mục đích ẩn sau phán quyết này thì có lẽ “giết người diệt khẩu” là hợp lý nhất. Cô Duy vô tình bị trở thành vật tế thần trong 1 đường dây mafia mà rễ của nó đã cắm quá sâu.
C. Cảm thấy quá xót xa cho 1 cô gái trẻ có tham vọng, muốn vươn lên bằng đôi tay của chính mình.
Vừa mới ra đời đã bị vướng vào vòng lao lý suốt nhiều năm trời. Và cuối cùng là nhận lãnh bản án tử hình chỉ vì cô đã quá tự hào, háo thắng đến độ mất cảnh giác. Nhưng giết 1 con người chỉ vì họ để kẻ xấu lợi dụng sự nông nổi của mình là có công đạo sao?
D. Bạn ko cần nhận lấy bản án tử hình để rút kinh nghiệm rằng: ko có bất cứ thành quả nào đến 1 cách dễ dàng.
Nếu những thành quá to lớn đến 1 cách quá dễ dàng, bạn nên nghi ngờ tính minh bạch của chúng, và đừng để mình phải đứng trước vành móng ngựa, phó thác cả tương lai, sự sống chết của mình trong tay 1 ai đó.
Theo Bánh Ngọt
***







http://www.ttxva.org/nghi-van-giet-nguoi-diet-khau-khi-tang-an-tu-hinh-nu-sinh-dh-hong-bang-buon-ma-tuy-phan-i/

No comments:

Post a Comment