Với sự có mặt của hai khuôn mặt mới là Canada và Mexico vào vòng đàm phán cuối năm nay, các thành viên TPP sẽ "dễ thở" hơn vì họ không còn bị sức ép về "hạn chót" kết thúc đàm phán nữa. Nhưng dù Tổng thống Barrack Obama có thất cử vào tháng 11 tới, tiến trình TPP vẫn được giữ nhịp, bởi đây là chính sách thương mại lưỡng đảng của Hoa Kỳ.
LTS: Vòng đàm phán thứ 13 của Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), từ 2.7-10.7, tại San Diego, California (Mỹ), đã đạt được một bước tiến quan trọng, theo thông cáo báo chí của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ - chủ nhà và chủ toạ của vòng đàm phán này.
Mặc dù, các bên tham gia đàm phán đã không đạt được mục tiêu tham vọng ban đầu là hoàn tất lời văn của hầu hết hơn 20 chương trong hiệp định, sau khi vòng đàm phán trước đó ở Dallas, Texas, các bên đã thống nhất về lời văn cho chương về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo bản thông cáo báo chí, các nhóm đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng trong một số chương như hải quan, dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, cũng như hợp tác và tăng cường năng lực.
Những bước tiến quan trọng cũng đạt được trong các lĩnh vực như nguyên tắc xuất xứ, đầu tư, dịch vụ tài chính... Lần đầu tiên, phía Mỹ đã đặt lên bàn đàm phán một yêu cầu mới về những hạn chế và loại trừ đối với bản quyền.
Tuanvietnam có cuộc trao đổi với bà Virginia Foote, người vừa trở về từ San Diego, sau khi gặp gỡ tất cả các đoàn đàm phán TPP. Khác với vai trò "cầu nối" trong đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam, và đặc biệt là đàm phán song phương giữa hai nước cho việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, bà Foote có mặt bên lề đàm phán TPP với tư cách đại diện cho một nhóm lợi ích (stakeholders).
Bà Foote đến San Diego cùng với một nhóm công ty quan tâm đến buôn bán hàng may mặc và giày dép giữa Mỹ và Việt Nam, với mối quan tâm đến chuỗi cung ứng, và những qui định và thủ tục hải quan, cũng như những cam kết mở cửa, của các nước TPP hiện đang xuất khẩu những mặt hàng này sang Mỹ.
Bà cảm nhận thế nào về quyết tâm của nước chủ nhà trong việc thúc đẩy TPP? Liệu có khả năng là đàm phán TPP về cơ bản sẽ kết thúc vào cuối năm nay, như các nguyên thủ đã thể hiện quyết tâm vào cuối năm ngoái tại Honolulu? Cuộc gặp tiếp theo của các nguyên thủ TPP sẽ vào tháng 9 tới Vladivostok, bên lề diễn đàn APEC 2012, vào thượng tuần tháng 9.
Mexico và Canada sẽ tham gia TPP, nhưng do thủ tục nội bộ của những thành viên còn lại mất 3 tháng, nên chắc chắn hai nước này chỉ có thể tham gia từ vòng tiếp theo vào tháng 12.
Vì lý do này, và vì vẫn còn khá nhiều vấn đề còn đang bàn thảo nên chắc chắn đàm phán TPP sẽ kéo sang năm 2013. Không còn nghi ngờ gì nữa.
Như vậy, tại APEC, động thái dự kiến của các nguyên thủ TPP sẽ là gì?
Họ sẽ tuyên bố rằng tiến trình TPP đã đạt được những tiến bộ căn bản, ở nhiều chương đã thống nhất được lời văn, nhưng cuộc đàm phán vẫn còn tiếp diễn...
Bà có nghĩ rằng với sự tham gia của hai thành viên mới, các thành viên còn lại sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, vì họ có được "lý do" hợp lý để không quá căng thẳng về "hạn chót" của việc kết thúc đàm phán, và như vậy đỡ phải ép nhau thái quá trên bàn đàm phán? Ngày còn rộng, tháng còn dài mà.
(Cười) Đúng vậy. Mặc dù, Canada và Mexico được cả 9 thành viên ban đầu chào đón, với nguyên tắc hai nước này sẽ đi tiếp từ giữa đường, chứ không phải từ đầu. Tức là đối với văn bản thoả thuận của từng chương, họ chỉ tham gia đàm phán ở những điểm vẫn còn nằm trong ngoặc (chưa thống nhất).
Thường thì các nước luân phiên nhau tổ chức đàm phán TPP. Nhưng từ vòng 12 (tại Dallas, Texas, Mỹ đã liên tục nhận đăng cai. Liệu có phải Mỹ với tư cách nước chủ nhà đồng thời là chủ toạ đàm phán muốn tác động lên tiến trình đàm phán, và nhanh chóng kết thúc nó?
Quả thật Mỹ là nước có động cơ và quyết tâm mạnh nhất trong việc nhanh chóng kết thúc đàm phán TPP. Nhưng còn có một lý do không kém phần quan trọng là đăng cai đàm phán TPP là một việc làm tốn kém. Và Mỹ có khả năng đáp ứng điều này tốt nhất, và cho đến giờ chưa có ai phàn nàn cả.
Chẳng hạn, để phục vụ cho khoảng 500 người ở San Diego, California, trong vòng hai tuần của vòng đàm phán vừa rồi, bất kể là các nhà đàm phán hay các nhóm lợi ích, đã có biết bao nhiêu cuộc gặp giữa các nhóm lợi ích đơn lẻ với từng đoàn đàm phán, đòi hỏi một khối lượng công tác hậu cần rất lớn.
Tôi cho rằng vòng đàm phán vào tháng 12 sẽ không tổ chức ở Mỹ. Nhưng phải có nước tình nguyện đăng cai chứ? (Cười).
Như vậy, Tổng thống Barrack Obama sẽ không đặt cược vào kết quả của đàm phán TPP trong chiến lược tranh cử của mình? Khi nói về thương mại, Tổng thống luôn nhấn mạnh tới TPP như một phần quan trọng của chính sách thương mại của chính quyền Mỹ dưới thời của ông.
Tôi xin đặt câu hỏi theo cách khác. Khi vận động tranh cử, Tổng thống sẽ nói gì liên quan đến TPP? Chẳng hạn, "hãy bầu cho tôi để tôi tiếp tục lái con tàu TPP đến đích".
Chiến dịch tranh cử kết thúc trước khi đàm phán TPP có thể kết thúc. Theo tôi, ông ta có thể nói đến TPP trong cả gói thành tích mà chính quyền của ông đã đạt được trong nhiệm kỳ 4 năm vừa rồi. Chẳng hạn, đã có 3 hiệp định thương mại tư do song phương (với Hàn Quốc, Peru và Colombia) đã được phê chuẩn. TPP đã đạt được những bước tiến triển quan trọng, và đã có thêm Canada và Mexico tham gia TPP...
Liệu có khả năng đàm phán TPP sẽ mất động lực, nếu Tổng thống Obama của Đảng Dân chủ thất cử trước đối thủ Mitt Romney của Đảng Cộng hoà?
Không. Đây là tiến trình lưỡng đảng. Chính Tổng thống George Bush quyết định Mỹ sẽ tham gia TPP, và Tổng thống Obama đã triển khai cái quyết định này đến những kết quả hôm nay.
Bà có nhận xét gì về một diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức ở Siem Riep nhân chuyến đi của Ngoại trưởng Hilary Clinton đến Diễn đàn an ninh khu vực? Liệu có phải phía Mỹ muốn thay đổi cái bức tranh Căm-pu-chia là sân sau của Trung Quốc?
Thứ nhất, cả chính quyền lẫn doanh nghiệp Mỹ các doanh nghiệp Mỹ đều đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN. Năm nào các doanh nghiệp Mỹ, nhất là những công ty có sự hiện diện ở ASEAN, đều tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp tại một nước nào đó trong khối này.
Năm nay, Căm-pu-chia là chủ tịch ASEAN, nên việc tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp ở đây là lẽ tự nhiên. Nhưng có lẽ điểm mới là diễn đàn năm nay to hơn, và được tổ chức đúng vào dịp ngoại trưởng Clinton dự diễn đàn an ninh thường niên ở đây, và bà tham dự sự kiện quan trọng này.
Tôi hiểu rằng các doanh nghiệp Mỹ bao giờ cũng muốn sự chú trọng của chính quyền Mỹ đến khía cạnh phát triển quan hệ kinh doanh, bên cạnh những mối quan hệ an ninh - chính trị.
Chúng ta sẽ xem những gì diễn ra ở diễn đàn này (diễn ra vào Thứ Sáu, ngày 13.7), và hy vọng rằng kiểu kết hợp này sẽ được lặp lại hàng năm.
Tức là sự gắn kết giữa an ninh trong khu vực và đảm bảo môi trường kinh doanh sẽ được nhấn mạnh thông qua sự gắn kết giữa hai diễn đàn này?
Đúng vậy.
Bà nghĩ mối quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ đối với Việt Nam như thế nào? Cứ đều đều như mấy năm qua, hay hay có sự chú ý đặc biệt?
Thứ nhất, việc tham gia đàm phán TPP tiếp tục có tiến triển khiến cho Việt Nam trở nên đáng kỳ vọng hơn trong con mắt giới đầu tư Mỹ, bởi họ hy vọng rằng hiệp định này có thể giúp Việt Nam rũ bỏ những thông lệ xấu và tự nâng mình lên một chuẩn mực mới.
Thứ hai, trong một động thái khác, những quyết định mang tính nội bộ của Việt Nam lại khiến cho các nhà đầu tư - kinh doanh Mỹ e ngại, nếu không nói là họ nhìn Việt Nam với con mắt kém hấp dẫn hơn nhiều. Chẳng hạn, đó là qui định quản lý Internet, hay việc thông qua Luật Giá.
Hơn nữa, tôi nghĩ Việt Nam hiện nay không phải là nơi dễ dàng kinh doanh. Tức là giữa những gì chính phủ cam kết chào đón và những gì các nhà đầu tư gặp phải khi triển khai dự án, đặc biệt là đối với nỗ lực của bộ máy thực thi, có một khoảng cách lớn.
Dường như Việt Nam luôn giỏi tạo cho người khác những cảm xúc lẫn lộn.
(Còn tiếp)
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-07-12-hiep-dinh-doi-tac-xuyen-tbd-chua-ket-thuc-trong-nam-nay-
Mặc dù, các bên tham gia đàm phán đã không đạt được mục tiêu tham vọng ban đầu là hoàn tất lời văn của hầu hết hơn 20 chương trong hiệp định, sau khi vòng đàm phán trước đó ở Dallas, Texas, các bên đã thống nhất về lời văn cho chương về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo bản thông cáo báo chí, các nhóm đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng trong một số chương như hải quan, dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, cũng như hợp tác và tăng cường năng lực.
Những bước tiến quan trọng cũng đạt được trong các lĩnh vực như nguyên tắc xuất xứ, đầu tư, dịch vụ tài chính... Lần đầu tiên, phía Mỹ đã đặt lên bàn đàm phán một yêu cầu mới về những hạn chế và loại trừ đối với bản quyền.
Tuanvietnam có cuộc trao đổi với bà Virginia Foote, người vừa trở về từ San Diego, sau khi gặp gỡ tất cả các đoàn đàm phán TPP. Khác với vai trò "cầu nối" trong đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam, và đặc biệt là đàm phán song phương giữa hai nước cho việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, bà Foote có mặt bên lề đàm phán TPP với tư cách đại diện cho một nhóm lợi ích (stakeholders).
Bà Foote đến San Diego cùng với một nhóm công ty quan tâm đến buôn bán hàng may mặc và giày dép giữa Mỹ và Việt Nam, với mối quan tâm đến chuỗi cung ứng, và những qui định và thủ tục hải quan, cũng như những cam kết mở cửa, của các nước TPP hiện đang xuất khẩu những mặt hàng này sang Mỹ.
Bà Virginia Foote |
Mexico và Canada sẽ tham gia TPP, nhưng do thủ tục nội bộ của những thành viên còn lại mất 3 tháng, nên chắc chắn hai nước này chỉ có thể tham gia từ vòng tiếp theo vào tháng 12.
Vì lý do này, và vì vẫn còn khá nhiều vấn đề còn đang bàn thảo nên chắc chắn đàm phán TPP sẽ kéo sang năm 2013. Không còn nghi ngờ gì nữa.
Như vậy, tại APEC, động thái dự kiến của các nguyên thủ TPP sẽ là gì?
Họ sẽ tuyên bố rằng tiến trình TPP đã đạt được những tiến bộ căn bản, ở nhiều chương đã thống nhất được lời văn, nhưng cuộc đàm phán vẫn còn tiếp diễn...
Bà có nghĩ rằng với sự tham gia của hai thành viên mới, các thành viên còn lại sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, vì họ có được "lý do" hợp lý để không quá căng thẳng về "hạn chót" của việc kết thúc đàm phán, và như vậy đỡ phải ép nhau thái quá trên bàn đàm phán? Ngày còn rộng, tháng còn dài mà.
(Cười) Đúng vậy. Mặc dù, Canada và Mexico được cả 9 thành viên ban đầu chào đón, với nguyên tắc hai nước này sẽ đi tiếp từ giữa đường, chứ không phải từ đầu. Tức là đối với văn bản thoả thuận của từng chương, họ chỉ tham gia đàm phán ở những điểm vẫn còn nằm trong ngoặc (chưa thống nhất).
Thường thì các nước luân phiên nhau tổ chức đàm phán TPP. Nhưng từ vòng 12 (tại Dallas, Texas, Mỹ đã liên tục nhận đăng cai. Liệu có phải Mỹ với tư cách nước chủ nhà đồng thời là chủ toạ đàm phán muốn tác động lên tiến trình đàm phán, và nhanh chóng kết thúc nó?
Quả thật Mỹ là nước có động cơ và quyết tâm mạnh nhất trong việc nhanh chóng kết thúc đàm phán TPP. Nhưng còn có một lý do không kém phần quan trọng là đăng cai đàm phán TPP là một việc làm tốn kém. Và Mỹ có khả năng đáp ứng điều này tốt nhất, và cho đến giờ chưa có ai phàn nàn cả.
Chẳng hạn, để phục vụ cho khoảng 500 người ở San Diego, California, trong vòng hai tuần của vòng đàm phán vừa rồi, bất kể là các nhà đàm phán hay các nhóm lợi ích, đã có biết bao nhiêu cuộc gặp giữa các nhóm lợi ích đơn lẻ với từng đoàn đàm phán, đòi hỏi một khối lượng công tác hậu cần rất lớn.
Tôi cho rằng vòng đàm phán vào tháng 12 sẽ không tổ chức ở Mỹ. Nhưng phải có nước tình nguyện đăng cai chứ? (Cười).
Tôi xin đặt câu hỏi theo cách khác. Khi vận động tranh cử, Tổng thống sẽ nói gì liên quan đến TPP? Chẳng hạn, "hãy bầu cho tôi để tôi tiếp tục lái con tàu TPP đến đích".
Chiến dịch tranh cử kết thúc trước khi đàm phán TPP có thể kết thúc. Theo tôi, ông ta có thể nói đến TPP trong cả gói thành tích mà chính quyền của ông đã đạt được trong nhiệm kỳ 4 năm vừa rồi. Chẳng hạn, đã có 3 hiệp định thương mại tư do song phương (với Hàn Quốc, Peru và Colombia) đã được phê chuẩn. TPP đã đạt được những bước tiến triển quan trọng, và đã có thêm Canada và Mexico tham gia TPP...
Liệu có khả năng đàm phán TPP sẽ mất động lực, nếu Tổng thống Obama của Đảng Dân chủ thất cử trước đối thủ Mitt Romney của Đảng Cộng hoà?
Không. Đây là tiến trình lưỡng đảng. Chính Tổng thống George Bush quyết định Mỹ sẽ tham gia TPP, và Tổng thống Obama đã triển khai cái quyết định này đến những kết quả hôm nay.
Bà có nhận xét gì về một diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức ở Siem Riep nhân chuyến đi của Ngoại trưởng Hilary Clinton đến Diễn đàn an ninh khu vực? Liệu có phải phía Mỹ muốn thay đổi cái bức tranh Căm-pu-chia là sân sau của Trung Quốc?
Thứ nhất, cả chính quyền lẫn doanh nghiệp Mỹ các doanh nghiệp Mỹ đều đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN. Năm nào các doanh nghiệp Mỹ, nhất là những công ty có sự hiện diện ở ASEAN, đều tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp tại một nước nào đó trong khối này.
Năm nay, Căm-pu-chia là chủ tịch ASEAN, nên việc tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp ở đây là lẽ tự nhiên. Nhưng có lẽ điểm mới là diễn đàn năm nay to hơn, và được tổ chức đúng vào dịp ngoại trưởng Clinton dự diễn đàn an ninh thường niên ở đây, và bà tham dự sự kiện quan trọng này.
Tôi hiểu rằng các doanh nghiệp Mỹ bao giờ cũng muốn sự chú trọng của chính quyền Mỹ đến khía cạnh phát triển quan hệ kinh doanh, bên cạnh những mối quan hệ an ninh - chính trị.
Chúng ta sẽ xem những gì diễn ra ở diễn đàn này (diễn ra vào Thứ Sáu, ngày 13.7), và hy vọng rằng kiểu kết hợp này sẽ được lặp lại hàng năm.
Tức là sự gắn kết giữa an ninh trong khu vực và đảm bảo môi trường kinh doanh sẽ được nhấn mạnh thông qua sự gắn kết giữa hai diễn đàn này?
Đúng vậy.
Bà nghĩ mối quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ đối với Việt Nam như thế nào? Cứ đều đều như mấy năm qua, hay hay có sự chú ý đặc biệt?
Thứ nhất, việc tham gia đàm phán TPP tiếp tục có tiến triển khiến cho Việt Nam trở nên đáng kỳ vọng hơn trong con mắt giới đầu tư Mỹ, bởi họ hy vọng rằng hiệp định này có thể giúp Việt Nam rũ bỏ những thông lệ xấu và tự nâng mình lên một chuẩn mực mới.
Thứ hai, trong một động thái khác, những quyết định mang tính nội bộ của Việt Nam lại khiến cho các nhà đầu tư - kinh doanh Mỹ e ngại, nếu không nói là họ nhìn Việt Nam với con mắt kém hấp dẫn hơn nhiều. Chẳng hạn, đó là qui định quản lý Internet, hay việc thông qua Luật Giá.
Hơn nữa, tôi nghĩ Việt Nam hiện nay không phải là nơi dễ dàng kinh doanh. Tức là giữa những gì chính phủ cam kết chào đón và những gì các nhà đầu tư gặp phải khi triển khai dự án, đặc biệt là đối với nỗ lực của bộ máy thực thi, có một khoảng cách lớn.
Dường như Việt Nam luôn giỏi tạo cho người khác những cảm xúc lẫn lộn.
(Còn tiếp)
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-07-12-hiep-dinh-doi-tac-xuyen-tbd-chua-ket-thuc-trong-nam-nay-
No comments:
Post a Comment