Vũ Thị Phương Anh
Tôi đang đọc cuốn “On Democracy” (Bàn về dân chủ) của Robert A. Dahl (Yale University Press 1998) do một người bạn đưa cho. Đọc, vì đây là vấn đề tôi quan tâm, và cũng là để đóng góp vào quá trình dịch cuốn sách này ra tiếng Việt để phục vụ những nhà khoa học của VN cần tư liệu về vấn đề này.
Cuốn sách rất hay và có nhiều điều đáng đọc, nhưng tôi đặc biệt chú ý chương 12, “What conditions favor democracy?” (những điều kiện thuận lợi để phát triển dân chủ là gì?), và tìm thấy câu trả lời rất đáng suy nghĩ ở trang 147, xin chia sẻ để mọi người cùng suy nghĩ.
Theo Dahl, có 5 điều kiện để phát triển dân chủ, trong đó 3 điều kiện là thiết yếu và 2 điều còn lại là bổ trợ. Những điều đó như sau:
Ba điều thiết yếu (essential conditions)
Control of military and police by elected officials
Democratic beliefs and political culture
No strong foreign control hostile to democracy
Hai điều bổ trợ (favorable conditions)
A modern market economy and society
Weak subcultural pluralism
Dịch thoát: Ba điều kiện thiết yếu là (1) có chính phủ dân cử nắm được công an và quân đội; (2) các giá trị dân chủ và văn hóa chính trị phù hợp; (3) không bị khống chế bởi một ngoại bang không ủng hộ dân chủ. Hai điều kiện bổ trợ là: (4) một xã hội hiện đại và nền kinh tế thị trường; (5) ít có sự chia rẽ bè nhóm.
Đọc xong những điều kiện nói trên thì tôi nghĩ đến Myanmar. Họ có thể chưa có đủ mọi điều kiện, nhưng có lẽ ít ra họ có 2 trong 3 điều kiện thiết yếu rồi (chính phủ dân cử nắm quân đội và công an; giá trị dân chủ - thông qua đảng đối lập của Aung San Suu Kyi). Nên quá trình dân chủ hóa của họ chắc là sẽ thuận lợi, dù chắc chắn cũng còn có những thách thức.
Còn VN, nơi có một nền dân chủ mà theo PCT nước Nguyễn Thị Doan là gấp vạn lần dân chủ tư sản, không hiểu mình đã có điều kiện nào trong những điều kiện nói trên rồi nhỉ? Và nếu vẫn cần cải thiện, thì nên bắt đầu cần cải thiện điều nào trước?
Và cuối cùng, quá trình dân chủ hóa đó do ai sẽ thực hiện, phải chăng sẽ là “đã có Đảng và Nhà nước lo”? Hình như nếu thế thì không đúng định nghĩa dân chủ đâu. Ít ra là theo định nghĩa của Dahl.
Còn đối với tôi, với tư cách là một cá nhân, một công dân Việt, tôi nghĩ có lẽ chúng ta cần cải thiện điều kiện thứ 5 trước. Là một điều chúng ta hoàn toàn có thể làm được, ngay bây giờ, mà không cần chờ Đảng và Nhà nước. Chúng ta “hãy ngồi xuống đây”, không phân biệt Bắc Nam, 54 hay 75, Việt kiều hay Việt cộng, đảng viên hay ngoài đảng, cũng không phân biệt chính kiến. Cùng nhau thảo luận, góp ý và góp phần giải quyết những bất ổn trong xã hội VN hiện nay, với tư cách là một người Việt và cũng là một người yêu nước Việt. Vì nếu ngay cả điều này mà chúng ta còn không làm được, thì có lẽ khó lòng mong đợi gì hơn.
Có ai có suy nghĩ gì để chia sẻ với tôi không?
Cuốn sách rất hay và có nhiều điều đáng đọc, nhưng tôi đặc biệt chú ý chương 12, “What conditions favor democracy?” (những điều kiện thuận lợi để phát triển dân chủ là gì?), và tìm thấy câu trả lời rất đáng suy nghĩ ở trang 147, xin chia sẻ để mọi người cùng suy nghĩ.
Theo Dahl, có 5 điều kiện để phát triển dân chủ, trong đó 3 điều kiện là thiết yếu và 2 điều còn lại là bổ trợ. Những điều đó như sau:
Ba điều thiết yếu (essential conditions)
Control of military and police by elected officials
Democratic beliefs and political culture
No strong foreign control hostile to democracy
Hai điều bổ trợ (favorable conditions)
A modern market economy and society
Weak subcultural pluralism
Dịch thoát: Ba điều kiện thiết yếu là (1) có chính phủ dân cử nắm được công an và quân đội; (2) các giá trị dân chủ và văn hóa chính trị phù hợp; (3) không bị khống chế bởi một ngoại bang không ủng hộ dân chủ. Hai điều kiện bổ trợ là: (4) một xã hội hiện đại và nền kinh tế thị trường; (5) ít có sự chia rẽ bè nhóm.
Đọc xong những điều kiện nói trên thì tôi nghĩ đến Myanmar. Họ có thể chưa có đủ mọi điều kiện, nhưng có lẽ ít ra họ có 2 trong 3 điều kiện thiết yếu rồi (chính phủ dân cử nắm quân đội và công an; giá trị dân chủ - thông qua đảng đối lập của Aung San Suu Kyi). Nên quá trình dân chủ hóa của họ chắc là sẽ thuận lợi, dù chắc chắn cũng còn có những thách thức.
Còn VN, nơi có một nền dân chủ mà theo PCT nước Nguyễn Thị Doan là gấp vạn lần dân chủ tư sản, không hiểu mình đã có điều kiện nào trong những điều kiện nói trên rồi nhỉ? Và nếu vẫn cần cải thiện, thì nên bắt đầu cần cải thiện điều nào trước?
Và cuối cùng, quá trình dân chủ hóa đó do ai sẽ thực hiện, phải chăng sẽ là “đã có Đảng và Nhà nước lo”? Hình như nếu thế thì không đúng định nghĩa dân chủ đâu. Ít ra là theo định nghĩa của Dahl.
Còn đối với tôi, với tư cách là một cá nhân, một công dân Việt, tôi nghĩ có lẽ chúng ta cần cải thiện điều kiện thứ 5 trước. Là một điều chúng ta hoàn toàn có thể làm được, ngay bây giờ, mà không cần chờ Đảng và Nhà nước. Chúng ta “hãy ngồi xuống đây”, không phân biệt Bắc Nam, 54 hay 75, Việt kiều hay Việt cộng, đảng viên hay ngoài đảng, cũng không phân biệt chính kiến. Cùng nhau thảo luận, góp ý và góp phần giải quyết những bất ổn trong xã hội VN hiện nay, với tư cách là một người Việt và cũng là một người yêu nước Việt. Vì nếu ngay cả điều này mà chúng ta còn không làm được, thì có lẽ khó lòng mong đợi gì hơn.
Có ai có suy nghĩ gì để chia sẻ với tôi không?
No comments:
Post a Comment