(07/14/2012) (Xem: 527)
Những câu hỏi của tựa bài viết này chính là đề mục của một chương-trình 20/20: “What is Heaven? Where is it? How do we get there?” do Barbara Walters thực-hiện, đã được phát sóng ngày 6, tháng 7, 2012 trên truyền hình “abc” Hoa-Kỳ. Bà là một phóng-viên kỳ-cựu trong giới truyền-thông từ năm 1961 cho đến nay. Sinh ngày 25, tháng 9, 1929 cả Bố và Mẹ đều là người Do-Thái (Jewish).
Trong chương-trình nói trên, Barbara đã phỏng-vấn một số các vị lãnh-đạo tinh-thần của mọi tôn-giáo: Do-Thái-Giáo, Bà-La-Môn, Hồi-Giáo, Tin-Lành, Thiên-Chúa-Giáo, Phật-Giáo… cho đến những tù-nhân khủng bố trong các trại giam (những tín-đồ cuồng đạo tin-tưởng rằng chết đi bằng cách ôm bom tự sát thì sẽ được lên Thiên-Đàng. Chúng mù-quáng không biết rằng giết người là trọng tội nên ngày nay phải bị chung thân trong lao-lý ngục-tù).
Bà cũng cho khán-giả thấy hình-ảnh ứng-cử-viên đảng Cộng-Hòa, ông Willard Mitt Romney, một đại-thương-gia Hoa-Kỳ , sanh ngày 12, tháng 3, 1947; đã nói với mọi người trong một buổi vận-động tranh-cử Tổng-Thống rằng ông theo và tin vào đạo Mormon. Qua lời của một mục sư mà Barbara nói chuyện thì người theo đạo Mormon hoàn-toàn quyết-đoán rằng khi chết đi tất-cả họ sẽ được trở về nhà Đức Chúa Cha trên Trời: đó chính là Thiên-Đàng.
Ngoài ra, Barbara cũng phỏng-vấn các khoa-học-gia, nhà tâm-lý cho đến những bệnh-nhân đã từng có kinh-nghiệm chết đi (trong vòng 4 phút) rồi được sống lại; xem họ có thấy Thiên-Đàng trong khoảng-khắc “Chết” đó hay không? Phần lớn ai cũng xác quyết rằng họ được gặp lại Ông-Bà, Cha Mẹ… Những người thân trong giòng họ đã quá vãng.
Một số ca khúc cũng như trích đoạn phim được trình chiếu xen kẽ trong buổi phỏng-vấn nói về Thiên-Đàng như: “Ghost” do Demi Moore và Patrick Swayze thủ vai chính. Hoặc “Bruce Almighty” với tài-tử Jim Carrey trong vai người tường-trình về thời-tiết trên truyền-hình địa-phương và Morgan Freeman trong vai Thiên-Chúa (God), một cuốn phim hài hước nhưng rất ý-nghĩa mà chúng tôi đã vô cùng yêu thích khi xem.
*Người thứ nhất: là ông Joel Scott Osteen, sinh ngày 5 tháng 3, 1963 - một mục-sư rất nổi tiếng của Hội-Thánh Lakewood, vùng Houston, Texas; có giờ phát hình trên 100 quốc-gia khắp nơi toàn thế-giới.Barbara đã cho khán-giả biết tổ-chức của mục-sư trẻ này cùng phu-nhân là bà Victoria Osteen (cũng là ca-sĩ chính trong các chương-trình giảng-đạo của Hội-Thánh) thâu về được trung-bình khoảng 17 triệu đô (US) hằng năm nhờ vào tiền quyên góp của các tín-đồ.
Barbara cũng đặt thẳng những câu hỏi như: “Thiên-Chúa có muốn ai ai chúng ta cũng thật giàu có như ông-bà mục-sư không?” Hoặc: “Theo như lời ông giảng thì chỉ có những ai tin Chúa, vô đạo của ông mới vào được cổng Thiên-Đàng, thế còn những người theo các tôn-giáo khác thì sao? Chẳng lẽ họ bị sa hỏa-ngục hết chỉ vì không tin Chúa?”…
Mục-sư Osteen trả lời ngay: “Tôi không phải là Thiên-Chúa nên không có quyền phán xét bất cứ một ai; ngay cả những người theo các tôn-giáo khác. Nhiệm-vụ của tôi là phải rao giảng về niềm tin đối với Thiên-Chúa, chỉ có Chúa mới có thẩm-quyền ban cho con người những gì họ cần cũng như Chúa có quyền năng cho họ vào được Thiên-Đàng hay không!”
Chúng tôi phải lấy làm khâm-phục về sự trả-lời vô cùng khôn-khéo của mục-sư Osteen với những câu hỏi “hóc-búa” mà Barbara Walters đã đặt ra.
*Vị thứ hai: chính là đức Đạt-Lai-Lạt-Ma.
Theo Tự-Điển Bách-Khoa-Toàn-Thư thì: Đạt-Lại-Lạt-ma hay Đạt-Lai Lạt-Ma hoặc Đa-Lai-La-Ma là danh-hiệu một nhà lãnh-đạo tinh-thần của Phật-Giáo Tây-Tạng được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương-trượng của trường phái Cách-Lỗ (bo. ???????????, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Ngài được xem là hiện thân lòng từ-bi của Chư Phật và Bồ-Tát; được tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh-hiệu Đạt-Lai Lạt-Ma cũng được hiểu là Hộ-Tín, tức là "Người bảo vệ đức tin". Huệ-Hải: "Biển lớn của trí-tuệ". Pháp-Vương: "Vua của Chánh-Pháp". Như-Ý-Châu: "Viên bảo châu như ý". (ngưng trích)
Ngài được trao giải Nobel Hòa-Bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật-Giáo xuất-sắc hiện nay trên thế-giới. Các tác-phẩm ngài viết được rất nhiều người đọc, nhất là ở các nước Tây phương (trong đó có chúng tôi).
Xin ghi lại đây chi-tiết phần phỏng vấn của Barbara Walters với đức Đạt-Lai-Lạt-Ma về hai chữ “Thiên-Đàng”; phần lớn dựa theo cách chuyển dịch qua tiếng Việt của tác-giả Tuệ-Uyển. (Ghi-chú: phần chữ nghiêng là câu hỏi và trả-lời, phần chữ thẳng là Barbara nói chuyện với khán-giả).
Barbara mở lời chào khi đến gặp Đức Đa-Lai-Lạt-Ma:
- Xin cảm ơn Đức Thánh Thiện, đã cho phép tôi đến thăm viếng nơi này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ được nhiều người quý mến, ngài rất vui tính và đặc biệt. Ngài được xem là vị hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bi và tuệ trí. Hàng triệu người tin tưởng đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị Phật Sống.
- Với một lòng tôn kính sâu xa, thưa Đức Thánh Thiện, tôi muốn hỏi rằng, ngài có phải là một vị Thần Thánh không? (Are you a God?)
- Không! (Đức Đa-Lai-Lạt-Ma cười & trả lời)
- Không? (Barbara lập lại)
- Hôm nay là một ngày mà đôi mắt tôi (ngài lấy kính ra) hơi nhức nhối. (cười) Nếu tôi là một vị Thần Thánh thì mắt tôi đã không khó chịu như thế này! (cười)
- Nếu Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma không phải là một vị Thần Thánh. Vậy xin cho biết ngài là gì? Có phải ngài là một vị thầy?
- Đúng vậy, tôi nghĩ mình là một vị thầy.
Đức Đạt Lai Lạt Ma bây giờ đã 77 tuổi, mỗi năm chủ trì hai tuần lễ giảng dạy Phật Pháp. Hàng trăm khách hành hương cùng với những tu-sĩ Tây-Tạng đã lắng nghe lời dạy được diễn dịch qua nhiều ngôn ngữ của ngài, có khi kéo dài cả ngày.Đức Đạt Lai Lạt Ma là một học giả thông-thái nổi tiếng.Phật Giáo không tin vào Thượng-Đế theo cách của người Ki-Tô-Giáo nhưng tin là có những cõi Thiên-Đàng.
- Thiên-Đàng ở đâu thưa ngài?
- Kinh điển Đạo Phật diễn tả, ở trong mười phương, đông, tây, nam, bắc, trên, dưới ... Những sách vở cổ truyền của Tây Tạng diễn tả 6 loại địa ngục và 6 loại Thiên-Đàng.
- Đức Thánh Thiện, xin ngài diễn tả quan điểm của đạo Phật về Thiên-Đàng.
- Rất hạnh phúc, rất vui sướng. Nơi tốt nhất để phát triển tâm linh xa hơn.
Đây là chỗ mà Ki-Tô-Giáo và Phật-Giáo không đồng ý với nhau.
Đức Đa-Lai-Lạt-Ma nói tiếp:
- Đối với người Phật tử, mục tiêu sau cùng không phải là chỉ đến đấy [rồi thôi] nhưng mà để thành Phật,...
- Vậy thì Thiên-Đàng không phải là một nơi thường trụ, mà giống như là một nơi chờ đợi (waiting place). Không phải là nơi cuối cùng của nó (not the end of itself) phải không thưa ngài?
- Vâng. Đạo Phật tin rằng sau khi chúng ta chết, chúng ta sẽ tái sinh hết lần này đến lần khác, sẽ sống trong nhiều kiếp sống.
- Có nghĩa là cách sống con người càng tốt trên trái đất trong kiếp này thì kiếp sống tới sẽ càng tốt hơn?
- Đúng thế!
- Và cách sống xấu-xa – gian-ác ở kiếp này, thì kiếp sau cuộc sống sẽ càng tệ hại hơn nữa, đúng không ạ?
- Nếu thái độ của bạn tốt lành, là một người biết sống với lòng từ bi hỷ xả thì kiếp sống tương lai của bạn sẽ là ở Thiên-Đàng. Nếu bạn làm những việc tiêu cực, tổn hại, tổn thương người khác, thì đương nhiên bạn sẽ rơi xuống địa ngục.
- Như vậy đối với Phật Giáo, nếu ai làm những việc tốt, sống từ bi thì sẽ được lên Thiên-Đàng với một cuộc sống hạnh phúc. Trong sự tái sinh của ngài, ngài sẽ trở lại, sống như một con người tốt lành, có đúng vậy không ạ?
- Ô, Vâng!
- Hay nói một cách khác nếu là người xấu xa tội lỗi, họ sẽ phải bị đầu thai thành một con thú?
- Đúng vậy! Nếu một người nào đó, làm những việc vô cùng tệ hại, như giết người, trộm cướp, kiếp tới chúng có thể sinh ra trong thân thể của một con thú.
Đạo Phật tin tưởng rằng, ngay cả những con thú có thể cải hóa đời sống thành loài người trong những kiếp sau.
- Vậy thì nếu đó là một con chó rất dễ thương, nó có thể thoát khỏi địa ngục như đời sống của thú vật, và chuyển lên một đời sống tốt đẹp hơn chứ?
- Đúng đấy!
- Tôi biết nhiều con chó, tôi có nuôi chó, chúng có những đời sống thật hiền lành, thật tốt, thế thì chúng có thể trở lại kiếp khác tốt hơn nữa phải không?
- Tôi nghĩ bà có kinh nghiệm rồi đó. Hãy so sánh những con vật hiền lành với những người có trái tim nồng ấm biết cách sống thiện, còn một số con chó dữ chỉ biết cắn xé nhau thì làm sao hóa kiếp tốt hơn được (cười). Vì thế những con chó dễ thương, tương lai của chúng sẽ tốt đẹp hơn (cười).
- Có phải mọi người đều tái sinh?
- Theo quan điểm của đạo Phật thì đúng như vậy!
Vị Thánh Vương (God King) thứ 14 của Tây Tạng sinh ra trong nền văn hóa Tây Tạng được tìm thấy sau khi người tiền nhiệm thứ 13 qua đời. Ngài được khám phá bởi một phái đoàn tu sĩ dày công tìm kiếm và phải vượt qua nhiều cuộc thử nghiệm, thế rồi cậu bé 3 tuổi Tenzin Gyatso, được tuyên bố là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Tenzin Gyatso và gia đình sau đó rời nhà để được chuyển đến Điện Potala ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng.
- Thưa Đức Thánh Thiện, ngài được tin là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Khi ngài là một cậu bé, ngài có thể chỉ ra những món đồ dùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đúng không ạ?
- Điều ấy đúng là như thế!
- Cho nên mọi người tin rằng ngài là hóa thân của của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Như vậy có phải những điều ấy đến từ ký ức của kiếp sống trước?
- Khi tôi còn rất trẻ, dường như những ký ức rất rõ ràng. Nhưng bây giờ hết rồi.
- Vậy thì mục tiêu của tái sinh hóa thân là gì? Tại sao không cứ ở trên Thiên Đàng thưa ngài?
- Phật Giáo tin rằng mục tiêu tối hậu là Niết-Bàn hay Giác-Ngộ, trong thể trạng toàn tri toại nguyện.Niết-Bàn cao nhất là Quả Phật, hoàn toàn loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực, và điều ấy tự động đưa đến giác ngộ.
- Ngài là một bậc giác ngộ chứ, thưa Đức Thánh Thiện?
- Không. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tối nay (cười)… Và ký ức tôi không nhớ điều gì đã xảy ra hôm qua. Hoàn toàn quên cả rồi (cười).
- Vậy thì nếu ngài giác ngộ, ngài sẽ nhớ được tất cả?
- Ô vâng.
- Ngài chưa đạt đến thể trạng ấy, chỉ phần nào đó thôi chứ gì?
- Không, tôi xem tôi chỉ như một con người như những người khác. Không quá đặc biệt ...
Màn ảnh chuyển sang khúc phim chiếu cảnh một người được Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma choàng vào cổ giải khăn màu trắng, đó chính là Richard Gere, tài-tử nổi tiếng trong giới Hollywood Hoa-Kỳ, anh đã tìm học đạo Phật hơn 40 năm rồi. Đôi phút trò chuyện với Richard Gere xong, Barbara Walters tuyên bố:
- Có lẽ từ trước đến giờ Đức Thánh Thiện Đạt-Lai-Lạt-Ma là một trong những con người vĩ đại nhất đã bước chân trên trái đất này!
Đúng hay không, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một người phi thường ngoại hạng. Trước ngài chưa một vị Đạt Lai Lạt Ma nào ra khỏi Tây Tạng, nhưng ngài đã du hành một cách rộng rãi, trở thành một biểu tượng của bất bạo động đáp lại cho sự gây hấn, công kích của những kẻ ác tâm. Năm 2003, đã có sáu mươi lăm nghìn người tập trung tại Công Viên Trung Tâm ở New York để nghe những giảng dạy của ngài về lòng từ bi, hỷ xả.
- Con người có cùng khả năng như nhau cho dù giàu hay nghèo. Ngài đã từng nói rằng, mục tiêu của đời sống là để hạnh phúc. Thế thì con người sẽ phải hoàn thành việc này như thế nào?
- Tôi nghĩ là người ta cần sống với một trái tim nồng ấm.
- Thế đấy có phải là chìa khóa cho hạnh phúc không?
- Lòng từ bi ấy ban cho bạn sự tự tin hơn, điều ấy thật sự sẽ thay đổi thái độ của bạn.
- Nhìn vào thế giới hiện nay, chúng ta đang sống gần thiên đàng hay địa ngục thưa ngài?
- Gần thiên đàng hơn, tôi tin là thế! (đức Đạt-Lai-Lạt-Ma khoan dung trả lời)
Khi cuộc phỏng vấn qua đi, tôi chấm dứt một ngày với lòng chân thành của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi cảm nghiệm rằng mình đã được làm việc thật sự với một vị lãnh tụ của thế giới.
- Cho phép tôi có thể hỏi ngài về một điều?
- Vâng.
- Tôi có thể hôn trên má ngài được không?
- Ô vâng, được chứ!
Và rồi tôi đã hôn trên má Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài cười ha hả. Sau đó ngài đã chỉ cho tôi cách hôn của người Tân-Tây-Lan như thế nào. Ngài ra dấu mím kín môi lại và hai người chạm đầu mũi vào nhau.
Cả hai cùng cười vang và rồi ngài rời nhóm người quay phim để trở về lại chốn thiền-môn.
Chúng tôi vừa lược sơ qua buổi phỏng vấn của Barbara Walters trong chương trình truyền-hình 20/20 đài “abc” với chủ-đề: “Thiên-Đàng là gì? Thiên-Đàng ở đâu? Làm sao đi đến đó?”
Từ thưở bé thơ khi bắt đầu có trí khôn chúng tôi đã được Bố-Mẹ, Thầy-Cô dạy rằng phải sống tốt với mọi người trong gia-đình, thân-tộc, bằng-hữu, láng-giềng… Ngay cả những người không cùng huyết thống cũng không thể hành xử ác với họ, thấy kẻ thiếu thốn thì giúp đỡ, gặp người đau khổ phải ủi an. Các con hãy tạo-dựng Thiên-Đàng trong cuộc sống hiện-thực, đừng mang hỏa-ngục đến cho nhau.
Lớn lên sau này lúc phải bon trải (bon-chen & từng-trải) với cuộc sống, bên cạnh những thành-công rực rỡ nơi chốn phồn-hoa đô-hội, chúng tôi thực sự đã gặp nhiều thất-bại cay đắng trong trường đời. Những lúc ấy tôi lại nhớ đến lời Mẹ dạy: “Ngọc kia không dũa, không mài. Cũng thành vô-ích cũng hoài Ngọc đi!” Nhớ hoài câu thơ này nên lúc nào tôi cũng tâm-niệm rằng mình phải sống “Ích Quốc, Lợi Dân” dù trong bất cứ hoàn cảnh nào phải giữ cái “Tâm” an-lạc.
Nói về chữ “Tâm” tôi chợt nhớ đến cuốn sách “Đường Về Xứ Phật” trong tập III của Hòa-Thượng Thích-Thông-Lạc. Thầy đã viết rằng:
Bất động tâm định là tâm bất động trước các pháp, trước cảm thọ, chứ không phải là ngồi yên bất động. Đường lối tu tập của đạo Phật không phải diệt niệm thiện, niệm ác, mà phải xa lìa lòng ham muốn và các ác-pháp trong ta.
Phải sống và nuôi lớn thiện-pháp, nghĩa là diệt tầm ác mà sống với tầm thiện (ly dục, ly ác-pháp), để đem lại cuộc sống an vui và hạnh-phúc cho mình, cho người. Khi sống với tầm thiện thì tâm ta thanh tịnh, không có hoàn cảnh, đối tượng nào khiến tâm ta dao động; do đó gọi là tâm giải thoát, không còn khổ đau trong kiếp sống làm người.
Người sống được như vậy gọi là nhập Bất Động Tâm Định hay là nhập Vô Tướng Tâm Định. Nên nhớ tâm thanh tịnh (tâm như đất) là tâm thiền định của đạo Phật, chớ không phải tâm hết vọng tưởng (chẳng niệm thiện, niệm ác).
Tâm thanh tịnh là tâm có đủ đạo lực sai khiến (điều khiển) được sanh, già, bệnh, chết; tức là làm chủ nhân-quả, hay còn gọi là làm chủ sống chết (muốn chết lúc nào cũng được, muốn sống lúc nào cũng được).
Đó mới gọi là sanh tử tự tại! Tóm lại, muốn giải thoát thì phải nhập vào Bất Động Tâm Định. Nhờ đó mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu mới diệt sạch. Bất động tâm định là một tên khác của Sơ-Thiền, ly-dục, ly-ác-pháp.
Đức Phật dạy để ly-dục, ly-ác-pháp nhập Sơ-Thiền. Khi gặp các ác-pháp tấn công dữ dội thì phải cố gắng nhẫn-nhục. Ở đây, Phật dùng hình ảnh “cắn chặt răng và dán chặt lưỡi lên nóc họng” ý nói cố gắng nén tâm, hết sức kham nhẫn chịu đựng để vượt qua cơn thử thách của ác-pháp. Nhờ tận lực như vậy ta mới có thể vượt qua cơn sóng gió bão bùng của tâm. "Thắng trăm trận không bằng tự thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Cuộc đời tu hành của chúng ta là một cuộc chiến đấu không ngừng, trường kỳ gian khổ chứ không phải tụng kinh, niệm chú, ngồi thiền mà chiến thắng được tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... Đây là phương pháp ít khi dùng, vì cuộc đời người tu sĩ của đạo Phật sống trầm lặng một mình nên ít xảy ra các ác-pháp. Tuy nhiên, nếu thiếu sự phòng hộ sáu căn, khi tiếp duyên bên ngoài cũng có thể xảy ra dữ dội. (VIII / 92-100)
Hãy tập niệm hằng ngày câu pháp hướng tâm: “Tâm như đất, lìa tham, sân, si là hết khổ”, sẽ có hiệu quả giải thoát trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Lúc bệnh tật khổ đau cũng như lúc gặp các ác-pháp thì con hãy nhắc tâm: “Tâm phải bất động trước các ác-pháp, không được sợ hãi, hãy bình-tĩnh, hãy gan dạ, tất-cả đều là do nhân-quả.”
Tâm như cục đất là tâm con đã xả sạch, chừng đó con chẳng cần tu tập thiền định nào cả, lúc nào con cần nhập định là nhập được ngay liền, không khó khăn, không mệt nhọc, không có phí sức.
Tâm như cục đất, đó là sự ước muốn của con. Muốn cho tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa là tâm sẽ hết khổ đau. Sự ước muốn như vậy, nếu con không cố gắng khắc phục tâm mình ly tham, đoạn ác-pháp thì làm sao tâm thành đất được.
Muốn cho tâm thành đất thì con phải tu tập Bát Chánh Đạo. Nghĩa là nói cách thức sống ngăn ác và diệt ác-pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện-pháp hay nói cách khác là sống toàn-thiện.
Muốn sống toàn thiện thì phải có Chánh kiến, Chánh kiến tức là thấy đúng nhân-quả-thiện và ác, chứ không phải thấy đúng-sai-phải-trái-tốt-xấu…
Trong cuộc sống bất cứ một việc gì khi xảy đến, chúng ta đều phải nhìn với lòng thiện, lòng từ, lòng bi, lòng hỷ, lòng xả. Nếu chúng ta nhìn thấy bất cứ việc gì với lòng bất thiện, không từ, không bi, không hỷ, không xả thì ác-pháp sẽ đến với chúng ta ngay. Vì thế tâm chúng ta sẽ khổ đau, và như vậy tâm không thể thành đất được.
Muốn tâm thành đất chúng ta phải có sự tư duy, suy nghĩ thiện và ác trong bất cứ một sự việc gì xảy ra, thiện thì chúng ta tăng trưởng để mà sống, không làm khổ mình - khổ người, còn ác thì chúng ta tư duy suy nghĩ quét sạch những pháp-ác ấy ra khỏi tâm, để đem lại cho tâm một sự thanh-thản, an-lạc và vô-sự. Nhờ có tu-tập được như vậy thì cuộc sống mới có an vui, hạnh phúc.
Muốn tâm thành đất thì chúng ta phải biết khéo-léo giữ-gìn tâm không phóng dật. Muốn thực-hiện điều này thì lúc nào cũng cần phải nhớ nhắc tâm:“Tâm không được phóng dật, phải định vào thân đi” hay “Tâm định vào hơi thở đi”, hoặc “Tâm như đất hãy lìa ngay tham-sân-si- mạn-nghi đi”.
Trong tất cả câu pháp hướng này, tùy theo mỗi người mà chọn lấy cho mình một câu phù hợp với đặc tướng, còn riêng Thầy thì câu: “Tâm không được phóng dật phải định vào hơi thở đi”, thì rất phù hợp. Tại sao vậy? Tại vì câu này có hai tác dụng:
1- Bắt buộc tâm không được phóng dật theo ra các pháp.
2- Bắt buộc tâm phải định vào hơi thở (định vào thân).
Nếu tâm không phóng dật là tâm thành đất, tâm thành đất là tâm bất động, tâm bất động là con đã viên mãn con đường tu tập theo Phật giáo của mình. (ngưng trích).
Tất-cả chúng ta đang sống trên một xứ sở tự-do, nơi được mệnh danh là cường-quốc số 1 trên thế-giới. Thế nhưng có mấy ai đã từng tư-duy về cõi Thiên-Đàng như Barbara Walters? Hoặc vì quá bận rộn với đời sống vật chất? Hay vì Thiên-Đàng là chốn hư-ảo trong trí tưởng-tượng của con người?
Đối với thiển-ý của chúng tôi thì Thiên-Đàng có thật ngay cõi hiện-sinh này nếu chúng ta biết tìm về Chân-Thiện-Mỹ, sống tha-thứ, hiền-hòa, tốt đẹp, không mang khổ đau, hay dằn vặt cắn xé nhau.
Chúng tôi cũng tin chắc rằng những kẻ ác độc, gian tham, thích làm cho người khác đau đớn, lo sợ, khổ nhục, chúng sẽ không biết đến Thiên-Đàng là gì và cũng không tìm được Thiên-Đàng trong đời này hay trong những kiếp sau./.
(Viết trong niềm tôn-kính mừng sinh-nhật thứ 77 của đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 14: July 6, 2012) www.diamondbichngoc.com
Trong chương-trình nói trên, Barbara đã phỏng-vấn một số các vị lãnh-đạo tinh-thần của mọi tôn-giáo: Do-Thái-Giáo, Bà-La-Môn, Hồi-Giáo, Tin-Lành, Thiên-Chúa-Giáo, Phật-Giáo… cho đến những tù-nhân khủng bố trong các trại giam (những tín-đồ cuồng đạo tin-tưởng rằng chết đi bằng cách ôm bom tự sát thì sẽ được lên Thiên-Đàng. Chúng mù-quáng không biết rằng giết người là trọng tội nên ngày nay phải bị chung thân trong lao-lý ngục-tù).
Bà cũng cho khán-giả thấy hình-ảnh ứng-cử-viên đảng Cộng-Hòa, ông Willard Mitt Romney, một đại-thương-gia Hoa-Kỳ , sanh ngày 12, tháng 3, 1947; đã nói với mọi người trong một buổi vận-động tranh-cử Tổng-Thống rằng ông theo và tin vào đạo Mormon. Qua lời của một mục sư mà Barbara nói chuyện thì người theo đạo Mormon hoàn-toàn quyết-đoán rằng khi chết đi tất-cả họ sẽ được trở về nhà Đức Chúa Cha trên Trời: đó chính là Thiên-Đàng.
Ngoài ra, Barbara cũng phỏng-vấn các khoa-học-gia, nhà tâm-lý cho đến những bệnh-nhân đã từng có kinh-nghiệm chết đi (trong vòng 4 phút) rồi được sống lại; xem họ có thấy Thiên-Đàng trong khoảng-khắc “Chết” đó hay không? Phần lớn ai cũng xác quyết rằng họ được gặp lại Ông-Bà, Cha Mẹ… Những người thân trong giòng họ đã quá vãng.
Một số ca khúc cũng như trích đoạn phim được trình chiếu xen kẽ trong buổi phỏng-vấn nói về Thiên-Đàng như: “Ghost” do Demi Moore và Patrick Swayze thủ vai chính. Hoặc “Bruce Almighty” với tài-tử Jim Carrey trong vai người tường-trình về thời-tiết trên truyền-hình địa-phương và Morgan Freeman trong vai Thiên-Chúa (God), một cuốn phim hài hước nhưng rất ý-nghĩa mà chúng tôi đã vô cùng yêu thích khi xem.
Đức Đạt Lai Lạt Ma và người phỏng vấn.
Có hai nhân-vật nổi bật trong chương-trình 20/20 của Barbara Walters, xin được đề cập đến trong bài viết này:*Người thứ nhất: là ông Joel Scott Osteen, sinh ngày 5 tháng 3, 1963 - một mục-sư rất nổi tiếng của Hội-Thánh Lakewood, vùng Houston, Texas; có giờ phát hình trên 100 quốc-gia khắp nơi toàn thế-giới.Barbara đã cho khán-giả biết tổ-chức của mục-sư trẻ này cùng phu-nhân là bà Victoria Osteen (cũng là ca-sĩ chính trong các chương-trình giảng-đạo của Hội-Thánh) thâu về được trung-bình khoảng 17 triệu đô (US) hằng năm nhờ vào tiền quyên góp của các tín-đồ.
Barbara cũng đặt thẳng những câu hỏi như: “Thiên-Chúa có muốn ai ai chúng ta cũng thật giàu có như ông-bà mục-sư không?” Hoặc: “Theo như lời ông giảng thì chỉ có những ai tin Chúa, vô đạo của ông mới vào được cổng Thiên-Đàng, thế còn những người theo các tôn-giáo khác thì sao? Chẳng lẽ họ bị sa hỏa-ngục hết chỉ vì không tin Chúa?”…
Mục-sư Osteen trả lời ngay: “Tôi không phải là Thiên-Chúa nên không có quyền phán xét bất cứ một ai; ngay cả những người theo các tôn-giáo khác. Nhiệm-vụ của tôi là phải rao giảng về niềm tin đối với Thiên-Chúa, chỉ có Chúa mới có thẩm-quyền ban cho con người những gì họ cần cũng như Chúa có quyền năng cho họ vào được Thiên-Đàng hay không!”
Chúng tôi phải lấy làm khâm-phục về sự trả-lời vô cùng khôn-khéo của mục-sư Osteen với những câu hỏi “hóc-búa” mà Barbara Walters đã đặt ra.
*Vị thứ hai: chính là đức Đạt-Lai-Lạt-Ma.
Theo Tự-Điển Bách-Khoa-Toàn-Thư thì: Đạt-Lại-Lạt-ma hay Đạt-Lai Lạt-Ma hoặc Đa-Lai-La-Ma là danh-hiệu một nhà lãnh-đạo tinh-thần của Phật-Giáo Tây-Tạng được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương-trượng của trường phái Cách-Lỗ (bo. ???????????, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Ngài được xem là hiện thân lòng từ-bi của Chư Phật và Bồ-Tát; được tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh-hiệu Đạt-Lai Lạt-Ma cũng được hiểu là Hộ-Tín, tức là "Người bảo vệ đức tin". Huệ-Hải: "Biển lớn của trí-tuệ". Pháp-Vương: "Vua của Chánh-Pháp". Như-Ý-Châu: "Viên bảo châu như ý". (ngưng trích)
Ngài được trao giải Nobel Hòa-Bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật-Giáo xuất-sắc hiện nay trên thế-giới. Các tác-phẩm ngài viết được rất nhiều người đọc, nhất là ở các nước Tây phương (trong đó có chúng tôi).
Xin ghi lại đây chi-tiết phần phỏng vấn của Barbara Walters với đức Đạt-Lai-Lạt-Ma về hai chữ “Thiên-Đàng”; phần lớn dựa theo cách chuyển dịch qua tiếng Việt của tác-giả Tuệ-Uyển. (Ghi-chú: phần chữ nghiêng là câu hỏi và trả-lời, phần chữ thẳng là Barbara nói chuyện với khán-giả).
Barbara mở lời chào khi đến gặp Đức Đa-Lai-Lạt-Ma:
- Xin cảm ơn Đức Thánh Thiện, đã cho phép tôi đến thăm viếng nơi này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ được nhiều người quý mến, ngài rất vui tính và đặc biệt. Ngài được xem là vị hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bi và tuệ trí. Hàng triệu người tin tưởng đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị Phật Sống.
- Với một lòng tôn kính sâu xa, thưa Đức Thánh Thiện, tôi muốn hỏi rằng, ngài có phải là một vị Thần Thánh không? (Are you a God?)
- Không! (Đức Đa-Lai-Lạt-Ma cười & trả lời)
- Không? (Barbara lập lại)
- Hôm nay là một ngày mà đôi mắt tôi (ngài lấy kính ra) hơi nhức nhối. (cười) Nếu tôi là một vị Thần Thánh thì mắt tôi đã không khó chịu như thế này! (cười)
- Nếu Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma không phải là một vị Thần Thánh. Vậy xin cho biết ngài là gì? Có phải ngài là một vị thầy?
- Đúng vậy, tôi nghĩ mình là một vị thầy.
Đức Đạt Lai Lạt Ma bây giờ đã 77 tuổi, mỗi năm chủ trì hai tuần lễ giảng dạy Phật Pháp. Hàng trăm khách hành hương cùng với những tu-sĩ Tây-Tạng đã lắng nghe lời dạy được diễn dịch qua nhiều ngôn ngữ của ngài, có khi kéo dài cả ngày.Đức Đạt Lai Lạt Ma là một học giả thông-thái nổi tiếng.Phật Giáo không tin vào Thượng-Đế theo cách của người Ki-Tô-Giáo nhưng tin là có những cõi Thiên-Đàng.
- Thiên-Đàng ở đâu thưa ngài?
- Kinh điển Đạo Phật diễn tả, ở trong mười phương, đông, tây, nam, bắc, trên, dưới ... Những sách vở cổ truyền của Tây Tạng diễn tả 6 loại địa ngục và 6 loại Thiên-Đàng.
- Đức Thánh Thiện, xin ngài diễn tả quan điểm của đạo Phật về Thiên-Đàng.
- Rất hạnh phúc, rất vui sướng. Nơi tốt nhất để phát triển tâm linh xa hơn.
Đây là chỗ mà Ki-Tô-Giáo và Phật-Giáo không đồng ý với nhau.
Đức Đa-Lai-Lạt-Ma nói tiếp:
- Đối với người Phật tử, mục tiêu sau cùng không phải là chỉ đến đấy [rồi thôi] nhưng mà để thành Phật,...
- Vậy thì Thiên-Đàng không phải là một nơi thường trụ, mà giống như là một nơi chờ đợi (waiting place). Không phải là nơi cuối cùng của nó (not the end of itself) phải không thưa ngài?
- Vâng. Đạo Phật tin rằng sau khi chúng ta chết, chúng ta sẽ tái sinh hết lần này đến lần khác, sẽ sống trong nhiều kiếp sống.
- Có nghĩa là cách sống con người càng tốt trên trái đất trong kiếp này thì kiếp sống tới sẽ càng tốt hơn?
- Đúng thế!
- Và cách sống xấu-xa – gian-ác ở kiếp này, thì kiếp sau cuộc sống sẽ càng tệ hại hơn nữa, đúng không ạ?
- Nếu thái độ của bạn tốt lành, là một người biết sống với lòng từ bi hỷ xả thì kiếp sống tương lai của bạn sẽ là ở Thiên-Đàng. Nếu bạn làm những việc tiêu cực, tổn hại, tổn thương người khác, thì đương nhiên bạn sẽ rơi xuống địa ngục.
- Như vậy đối với Phật Giáo, nếu ai làm những việc tốt, sống từ bi thì sẽ được lên Thiên-Đàng với một cuộc sống hạnh phúc. Trong sự tái sinh của ngài, ngài sẽ trở lại, sống như một con người tốt lành, có đúng vậy không ạ?
- Ô, Vâng!
- Hay nói một cách khác nếu là người xấu xa tội lỗi, họ sẽ phải bị đầu thai thành một con thú?
- Đúng vậy! Nếu một người nào đó, làm những việc vô cùng tệ hại, như giết người, trộm cướp, kiếp tới chúng có thể sinh ra trong thân thể của một con thú.
Đạo Phật tin tưởng rằng, ngay cả những con thú có thể cải hóa đời sống thành loài người trong những kiếp sau.
- Vậy thì nếu đó là một con chó rất dễ thương, nó có thể thoát khỏi địa ngục như đời sống của thú vật, và chuyển lên một đời sống tốt đẹp hơn chứ?
- Đúng đấy!
- Tôi biết nhiều con chó, tôi có nuôi chó, chúng có những đời sống thật hiền lành, thật tốt, thế thì chúng có thể trở lại kiếp khác tốt hơn nữa phải không?
- Tôi nghĩ bà có kinh nghiệm rồi đó. Hãy so sánh những con vật hiền lành với những người có trái tim nồng ấm biết cách sống thiện, còn một số con chó dữ chỉ biết cắn xé nhau thì làm sao hóa kiếp tốt hơn được (cười). Vì thế những con chó dễ thương, tương lai của chúng sẽ tốt đẹp hơn (cười).
- Có phải mọi người đều tái sinh?
- Theo quan điểm của đạo Phật thì đúng như vậy!
Vị Thánh Vương (God King) thứ 14 của Tây Tạng sinh ra trong nền văn hóa Tây Tạng được tìm thấy sau khi người tiền nhiệm thứ 13 qua đời. Ngài được khám phá bởi một phái đoàn tu sĩ dày công tìm kiếm và phải vượt qua nhiều cuộc thử nghiệm, thế rồi cậu bé 3 tuổi Tenzin Gyatso, được tuyên bố là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Tenzin Gyatso và gia đình sau đó rời nhà để được chuyển đến Điện Potala ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng.
- Thưa Đức Thánh Thiện, ngài được tin là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Khi ngài là một cậu bé, ngài có thể chỉ ra những món đồ dùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đúng không ạ?
- Điều ấy đúng là như thế!
- Cho nên mọi người tin rằng ngài là hóa thân của của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Như vậy có phải những điều ấy đến từ ký ức của kiếp sống trước?
- Khi tôi còn rất trẻ, dường như những ký ức rất rõ ràng. Nhưng bây giờ hết rồi.
- Vậy thì mục tiêu của tái sinh hóa thân là gì? Tại sao không cứ ở trên Thiên Đàng thưa ngài?
- Phật Giáo tin rằng mục tiêu tối hậu là Niết-Bàn hay Giác-Ngộ, trong thể trạng toàn tri toại nguyện.Niết-Bàn cao nhất là Quả Phật, hoàn toàn loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực, và điều ấy tự động đưa đến giác ngộ.
- Ngài là một bậc giác ngộ chứ, thưa Đức Thánh Thiện?
- Không. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tối nay (cười)… Và ký ức tôi không nhớ điều gì đã xảy ra hôm qua. Hoàn toàn quên cả rồi (cười).
- Vậy thì nếu ngài giác ngộ, ngài sẽ nhớ được tất cả?
- Ô vâng.
- Ngài chưa đạt đến thể trạng ấy, chỉ phần nào đó thôi chứ gì?
- Không, tôi xem tôi chỉ như một con người như những người khác. Không quá đặc biệt ...
Màn ảnh chuyển sang khúc phim chiếu cảnh một người được Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma choàng vào cổ giải khăn màu trắng, đó chính là Richard Gere, tài-tử nổi tiếng trong giới Hollywood Hoa-Kỳ, anh đã tìm học đạo Phật hơn 40 năm rồi. Đôi phút trò chuyện với Richard Gere xong, Barbara Walters tuyên bố:
- Có lẽ từ trước đến giờ Đức Thánh Thiện Đạt-Lai-Lạt-Ma là một trong những con người vĩ đại nhất đã bước chân trên trái đất này!
Đúng hay không, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một người phi thường ngoại hạng. Trước ngài chưa một vị Đạt Lai Lạt Ma nào ra khỏi Tây Tạng, nhưng ngài đã du hành một cách rộng rãi, trở thành một biểu tượng của bất bạo động đáp lại cho sự gây hấn, công kích của những kẻ ác tâm. Năm 2003, đã có sáu mươi lăm nghìn người tập trung tại Công Viên Trung Tâm ở New York để nghe những giảng dạy của ngài về lòng từ bi, hỷ xả.
- Con người có cùng khả năng như nhau cho dù giàu hay nghèo. Ngài đã từng nói rằng, mục tiêu của đời sống là để hạnh phúc. Thế thì con người sẽ phải hoàn thành việc này như thế nào?
- Tôi nghĩ là người ta cần sống với một trái tim nồng ấm.
- Thế đấy có phải là chìa khóa cho hạnh phúc không?
- Lòng từ bi ấy ban cho bạn sự tự tin hơn, điều ấy thật sự sẽ thay đổi thái độ của bạn.
- Nhìn vào thế giới hiện nay, chúng ta đang sống gần thiên đàng hay địa ngục thưa ngài?
- Gần thiên đàng hơn, tôi tin là thế! (đức Đạt-Lai-Lạt-Ma khoan dung trả lời)
Khi cuộc phỏng vấn qua đi, tôi chấm dứt một ngày với lòng chân thành của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi cảm nghiệm rằng mình đã được làm việc thật sự với một vị lãnh tụ của thế giới.
- Cho phép tôi có thể hỏi ngài về một điều?
- Vâng.
- Tôi có thể hôn trên má ngài được không?
- Ô vâng, được chứ!
Và rồi tôi đã hôn trên má Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài cười ha hả. Sau đó ngài đã chỉ cho tôi cách hôn của người Tân-Tây-Lan như thế nào. Ngài ra dấu mím kín môi lại và hai người chạm đầu mũi vào nhau.
Cả hai cùng cười vang và rồi ngài rời nhóm người quay phim để trở về lại chốn thiền-môn.
Chúng tôi vừa lược sơ qua buổi phỏng vấn của Barbara Walters trong chương trình truyền-hình 20/20 đài “abc” với chủ-đề: “Thiên-Đàng là gì? Thiên-Đàng ở đâu? Làm sao đi đến đó?”
Từ thưở bé thơ khi bắt đầu có trí khôn chúng tôi đã được Bố-Mẹ, Thầy-Cô dạy rằng phải sống tốt với mọi người trong gia-đình, thân-tộc, bằng-hữu, láng-giềng… Ngay cả những người không cùng huyết thống cũng không thể hành xử ác với họ, thấy kẻ thiếu thốn thì giúp đỡ, gặp người đau khổ phải ủi an. Các con hãy tạo-dựng Thiên-Đàng trong cuộc sống hiện-thực, đừng mang hỏa-ngục đến cho nhau.
Lớn lên sau này lúc phải bon trải (bon-chen & từng-trải) với cuộc sống, bên cạnh những thành-công rực rỡ nơi chốn phồn-hoa đô-hội, chúng tôi thực sự đã gặp nhiều thất-bại cay đắng trong trường đời. Những lúc ấy tôi lại nhớ đến lời Mẹ dạy: “Ngọc kia không dũa, không mài. Cũng thành vô-ích cũng hoài Ngọc đi!” Nhớ hoài câu thơ này nên lúc nào tôi cũng tâm-niệm rằng mình phải sống “Ích Quốc, Lợi Dân” dù trong bất cứ hoàn cảnh nào phải giữ cái “Tâm” an-lạc.
Nói về chữ “Tâm” tôi chợt nhớ đến cuốn sách “Đường Về Xứ Phật” trong tập III của Hòa-Thượng Thích-Thông-Lạc. Thầy đã viết rằng:
Bất động tâm định là tâm bất động trước các pháp, trước cảm thọ, chứ không phải là ngồi yên bất động. Đường lối tu tập của đạo Phật không phải diệt niệm thiện, niệm ác, mà phải xa lìa lòng ham muốn và các ác-pháp trong ta.
Phải sống và nuôi lớn thiện-pháp, nghĩa là diệt tầm ác mà sống với tầm thiện (ly dục, ly ác-pháp), để đem lại cuộc sống an vui và hạnh-phúc cho mình, cho người. Khi sống với tầm thiện thì tâm ta thanh tịnh, không có hoàn cảnh, đối tượng nào khiến tâm ta dao động; do đó gọi là tâm giải thoát, không còn khổ đau trong kiếp sống làm người.
Người sống được như vậy gọi là nhập Bất Động Tâm Định hay là nhập Vô Tướng Tâm Định. Nên nhớ tâm thanh tịnh (tâm như đất) là tâm thiền định của đạo Phật, chớ không phải tâm hết vọng tưởng (chẳng niệm thiện, niệm ác).
Tâm thanh tịnh là tâm có đủ đạo lực sai khiến (điều khiển) được sanh, già, bệnh, chết; tức là làm chủ nhân-quả, hay còn gọi là làm chủ sống chết (muốn chết lúc nào cũng được, muốn sống lúc nào cũng được).
Đó mới gọi là sanh tử tự tại! Tóm lại, muốn giải thoát thì phải nhập vào Bất Động Tâm Định. Nhờ đó mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu mới diệt sạch. Bất động tâm định là một tên khác của Sơ-Thiền, ly-dục, ly-ác-pháp.
Đức Phật dạy để ly-dục, ly-ác-pháp nhập Sơ-Thiền. Khi gặp các ác-pháp tấn công dữ dội thì phải cố gắng nhẫn-nhục. Ở đây, Phật dùng hình ảnh “cắn chặt răng và dán chặt lưỡi lên nóc họng” ý nói cố gắng nén tâm, hết sức kham nhẫn chịu đựng để vượt qua cơn thử thách của ác-pháp. Nhờ tận lực như vậy ta mới có thể vượt qua cơn sóng gió bão bùng của tâm. "Thắng trăm trận không bằng tự thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Cuộc đời tu hành của chúng ta là một cuộc chiến đấu không ngừng, trường kỳ gian khổ chứ không phải tụng kinh, niệm chú, ngồi thiền mà chiến thắng được tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... Đây là phương pháp ít khi dùng, vì cuộc đời người tu sĩ của đạo Phật sống trầm lặng một mình nên ít xảy ra các ác-pháp. Tuy nhiên, nếu thiếu sự phòng hộ sáu căn, khi tiếp duyên bên ngoài cũng có thể xảy ra dữ dội. (VIII / 92-100)
Hãy tập niệm hằng ngày câu pháp hướng tâm: “Tâm như đất, lìa tham, sân, si là hết khổ”, sẽ có hiệu quả giải thoát trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Lúc bệnh tật khổ đau cũng như lúc gặp các ác-pháp thì con hãy nhắc tâm: “Tâm phải bất động trước các ác-pháp, không được sợ hãi, hãy bình-tĩnh, hãy gan dạ, tất-cả đều là do nhân-quả.”
Tâm như cục đất là tâm con đã xả sạch, chừng đó con chẳng cần tu tập thiền định nào cả, lúc nào con cần nhập định là nhập được ngay liền, không khó khăn, không mệt nhọc, không có phí sức.
Tâm như cục đất, đó là sự ước muốn của con. Muốn cho tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa là tâm sẽ hết khổ đau. Sự ước muốn như vậy, nếu con không cố gắng khắc phục tâm mình ly tham, đoạn ác-pháp thì làm sao tâm thành đất được.
Muốn cho tâm thành đất thì con phải tu tập Bát Chánh Đạo. Nghĩa là nói cách thức sống ngăn ác và diệt ác-pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện-pháp hay nói cách khác là sống toàn-thiện.
Muốn sống toàn thiện thì phải có Chánh kiến, Chánh kiến tức là thấy đúng nhân-quả-thiện và ác, chứ không phải thấy đúng-sai-phải-trái-tốt-xấu…
Trong cuộc sống bất cứ một việc gì khi xảy đến, chúng ta đều phải nhìn với lòng thiện, lòng từ, lòng bi, lòng hỷ, lòng xả. Nếu chúng ta nhìn thấy bất cứ việc gì với lòng bất thiện, không từ, không bi, không hỷ, không xả thì ác-pháp sẽ đến với chúng ta ngay. Vì thế tâm chúng ta sẽ khổ đau, và như vậy tâm không thể thành đất được.
Muốn tâm thành đất chúng ta phải có sự tư duy, suy nghĩ thiện và ác trong bất cứ một sự việc gì xảy ra, thiện thì chúng ta tăng trưởng để mà sống, không làm khổ mình - khổ người, còn ác thì chúng ta tư duy suy nghĩ quét sạch những pháp-ác ấy ra khỏi tâm, để đem lại cho tâm một sự thanh-thản, an-lạc và vô-sự. Nhờ có tu-tập được như vậy thì cuộc sống mới có an vui, hạnh phúc.
Muốn tâm thành đất thì chúng ta phải biết khéo-léo giữ-gìn tâm không phóng dật. Muốn thực-hiện điều này thì lúc nào cũng cần phải nhớ nhắc tâm:“Tâm không được phóng dật, phải định vào thân đi” hay “Tâm định vào hơi thở đi”, hoặc “Tâm như đất hãy lìa ngay tham-sân-si- mạn-nghi đi”.
Trong tất cả câu pháp hướng này, tùy theo mỗi người mà chọn lấy cho mình một câu phù hợp với đặc tướng, còn riêng Thầy thì câu: “Tâm không được phóng dật phải định vào hơi thở đi”, thì rất phù hợp. Tại sao vậy? Tại vì câu này có hai tác dụng:
1- Bắt buộc tâm không được phóng dật theo ra các pháp.
2- Bắt buộc tâm phải định vào hơi thở (định vào thân).
Nếu tâm không phóng dật là tâm thành đất, tâm thành đất là tâm bất động, tâm bất động là con đã viên mãn con đường tu tập theo Phật giáo của mình. (ngưng trích).
Tất-cả chúng ta đang sống trên một xứ sở tự-do, nơi được mệnh danh là cường-quốc số 1 trên thế-giới. Thế nhưng có mấy ai đã từng tư-duy về cõi Thiên-Đàng như Barbara Walters? Hoặc vì quá bận rộn với đời sống vật chất? Hay vì Thiên-Đàng là chốn hư-ảo trong trí tưởng-tượng của con người?
Đối với thiển-ý của chúng tôi thì Thiên-Đàng có thật ngay cõi hiện-sinh này nếu chúng ta biết tìm về Chân-Thiện-Mỹ, sống tha-thứ, hiền-hòa, tốt đẹp, không mang khổ đau, hay dằn vặt cắn xé nhau.
Chúng tôi cũng tin chắc rằng những kẻ ác độc, gian tham, thích làm cho người khác đau đớn, lo sợ, khổ nhục, chúng sẽ không biết đến Thiên-Đàng là gì và cũng không tìm được Thiên-Đàng trong đời này hay trong những kiếp sau./.
(Viết trong niềm tôn-kính mừng sinh-nhật thứ 77 của đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 14: July 6, 2012) www.diamondbichngoc.com
No comments:
Post a Comment