Thiên Nam
"Giải mã Nhân Vật HCM chính là Giải mã Lịch sử (bất hạnh) của Dân Tộc VN
Chúng mình già trẻ lớn bé mắc lừa bọn du côn” (Vua Bảo Đại) (1)
Chúng mình già trẻ lớn bé mắc lừa bọn du côn” (Vua Bảo Đại) (1)
17.8.45: Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: “Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! (8)
Cái gọi là Cách mạng mùa thu thực chất chỉ là 1 cuộc cướp nhanh chóng chánh quyền của CP Trần Trọng Kim sau khi vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11.3.1945 và giao cho Trần Trọng Kim thành lập nội các vào ngày 17.4.1945:
Ngày 17.8.45 từ một buồi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: “Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây ! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây.
VN đã được 2 lần trao trả độc lập từ Nhật-Pháp qua vua Bảo Đại (Người có đầy đủ thẩm quyền nhất để đại diện cho dân tộc VN và cũng là Chủ nhân thật sự của Đất-Nước VN. Tại sao Nhật cũng như Pháp đã không thể bàn giao đất nước VN lại cho một Người CS vô sản như HCM là điều có thể hiểu được) . Cả hai lần Độc Lập VN điều bị HCM phá hoại và đã đưa đẩy đất nước VN vào 2 cuộc chiến đuổi Pháp đánh Mỹ đẫm máu hoàn toàn không cần thiết và có thể tránh được sau đệ nhị thế chiến (Ở châu á có cả thẩy 14 nước đều được lần lược trao trả độc lập mà không cần phải đánh nhau với Đế Quốc Thực Dân Đô Hộ)
Sau đệ nhị thế chiến Chủ Nghĩa Phát Xít và Thuộc Địa đã thật sự cáo chung cùng với sự ra đời LHQ với chủ trương "Quyền dân tộc tự quyết".Thay thế chổ của nó là những Nhà Nước CS mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cho là: "Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời" (2). LX lấn chiếm một nữa Châu Âu, và ở Châu Á TQ đánh chiếm Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu, Nam Hàn (Trong vòng 5 tháng Hồng Vệ Binh của Mao đã đánh chiếm 95% Lảnh Thổ Nam Hàn vào tháng 9.1950, nhưng sau đó lính Mỹ / LHQ đổ bộ vào Nam Hàn đánh bật HVB trở lui lại vĩ tuyến 38 vào tháng 7.1953) ... cho nên những cuộc chiến chống Chế độ CS sau đệ nhị thế chiến thật sự là chống lại sự bành trướng của Khối XHCN / CSQT. Cái bất hạnh của Dân Tộc VN là đã bị HCM đưa đẩy vào vòng tranh chấp giữa hai thế lực CS và Thế Giới Tư Do với cái vỏ bọc Tiến Hành chiến tranh dành độc lập VN và giải phóng miền Nam ra khỏi sự chiếm đóng của "Đế Quốc Tư Bản Mỹ"(Để bạn đọc có dịp so sánh: Nước Đức sau đệ nhị thế chiến cũng bị chia cắt như VN vì thua trận và thật sự mới là một nước bị chiếm đóng bởi Mỹ/Đồng Mình và LX, thế nhưng bà TT Đức đã đến tận nước Mỹ để "cám ơn vô hạn": Thưa Quí vị, cho phép tôi được nói tóm tắt việc này trong một câu: Tôi biết, người Đức chúng tôi biết, chúng tôi cám ơn vô hạn Quí vị, những người bạn Mỹ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ và cả cá nhân tôi sẽ không bao giờ quên Quí vị ! (5) và nhà nước CSVN hiện tại vẫn coi Mỹ như là thế lực thù địch của VN)
Tô Hải kể về cái ngày khởi đầu sa hố đó (Tác gỉa sách "Hồi ký của một thằng hèn"):
“Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng... Những khẩu hiệu vừa phát ra đã có hàng ngàn người hô to hưởng ứng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng từ ai, từ đâu, dù trại lính Nhật ở cách đó chỉ khoảng 300 mét!
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh như thế đó!
Sau này, loại thanh niên “yêu nước hồn nhiên” bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng “Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật dành tự do, độc lập cho đất nước!”
Và các nhà viết sử Nhà Nước Cộng Sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim - không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối.Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh như thế đó!
Sau này, loại thanh niên “yêu nước hồn nhiên” bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng “Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật dành tự do, độc lập cho đất nước!”
Thực tế lúc ấy là…. chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng xiếc, nhất là ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau đó còn công khai tuyên bố GIẢI TÁN ĐẢNG của ông ta trước thế giới và đồng bào cả nước! Trong chính phủ có đầy đủ các vị Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh.... và cả “cố vấn” Bảo Đại nữa.
“Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây!
Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân... mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít.... mà chém giết nhau thì nhiều?”… Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm VUA của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng Sản cầm quyền! Bi kịch lớn của triệu tấn bi kịch nhỏ chính là đây! (HKCMTH – tr. 424 - 425)
Bi kịch đã phủ trùm đất nước do lệnh truyền chém giết viện dẫn lý do “đế quốc Mỹ đang xâm chiếm miền Nam, đồng bào bị bóc lột, đày đọa”, dù nhiều người sắm vai trong tấn kịch luôn tái tê tự vấn: “Từ nay đến ngày “ngụy nhào… miền Bắc còn bao nhiêu xương rơi, máu đổ? Phía bên kia thì thằng Phát, thằng Đạt, những đứa em tôi; thằng Định, thằng Thọ, những bạn học của tôi ... bao giờ sẽ trở thành món “thịt băm” trước cái quyết tâm “còn cái lai quần cũng đánh” của “ta”? (HKCMTH – tr.291 - 292)
Vì họ đã thấy không đế quốc nào xâm lược, không có ai bị đọa đày mà cuộc chiến đã khởi từ mưu đồ độc bá của chỉ một nhóm, thậm chí của chỉ một người:
“Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.” (HKCMTH tr. 388).
Mục tiêu thực sự của cuộc chiến đã được nêu hàng ngày bằng mọi lời lẽ có thể tóm gọn trong mấy câu thơ:Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ!
Cho đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt!
(Tố Hữu)
http://www.quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26787
Nhạc sỹ Phạm Duy đã thuật lại trong cuộc phỏng vấn của đài RFA:Cho đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt!
(Tố Hữu)
http://www.quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26787
"Cuộc mít-tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của nhà hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao.
Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh..."
64 năm đã trôi qua, kể từ ngày HCM đọc "Tuyên Ngôn Độc Lập" ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945, lý lịch HCM cùng với Vận Mệnh Ngả Nghiêng của dân tộc VN vẩn là điều mù mờ bí ẩn trong thời đại bùng nổ thông tin Internet khi chúng ta phát hiện:Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh..."
- Hình ảnh và nhân chứng về ngày lịch sử "trọng đại" rất ít và mù mờ, phim ảnh chiếu cảnh HCM đọc TNĐL kéo dài chỉ đúng 1 giây (7) và dưới đây là tấm hình rõ nhất mà chúng ta tìm ra được ở trên Internet:
HCM đọc TNĐL ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945
- Qua 3 bản thảo viết tay của HCM mà chúng ta tìm thấy được trên Internet, thì một học sinh cấp trung học cũng có thể đánh giá "Khả năng viết và diễn tả tiếng Việt của Bác chưa qua khỏi trình độ tiểu học trường làng" hay "Đó là một người ngoại quốc viết tiếng Việt chưa rành" (Các bạn đọc thử tìm trên mạng Internet một tác phẩm viết tay tiếng Việt của HCM mà qua đó mọi người đều công nhận HCM viết rành tiếng Việt !).
Thơ kêu gọi Toàn Cuốc kháng chiến 19/12/1946
Thơ kêu gọi toàn quốc thi đua yêu nước tăng gia sản xuất 1/5/1948
Một tác giả từng nổi tiếng với hàng ngàn bài báo viết rất đơn giản, dễ hiểu, khúc chiết, rõ ràng, rất đại chúng, từng nêu gương học tập cách viết cho hàng loạt cây bút vô sản lẽ nào viết có hai trang “dặn dò trước khi chết” lại phải kéo dài tới 1,460 ngày!? cái gì đã làm cho ông Hồ khó khăn khi cầm bút thế nhỉ? Có sức ép nào không? Mà lại phải coi là tài liệu “tuyệt đối bí mật” cho đến ngày tuyên bố nữa chứ?
...Lí do gì mà mãi đến năm 1989, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của bác, bản di chúc mới được công bố đầy đủ? Cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vậy bản năm 65, 68, 69, bản nào là bản chuẩn? Ðặc biệt là bản cuối cùng lại có chứng nhận, chứng kiến của Tổng Bí Thư Lê Duẩn kí ở trang cuối lại càng gây thêm thắc mắc: vì sao một bản di chúc đọc kĩ thì chẳng có điều gì bí mật? Chẳng có kế hoạch chiến đấu, xây dựng đi theo đường lối ai, đoàn kết với ai, cảnh giác với ai mà đến nỗi phải có tổng bí thư đứng ra làm công chứng. Chẳng lẽ những điều dặn lại con cháu đồng chí là phải giữ gìn, đoàn kết trong đảng như con ngươi của mình, chẳng lẽ những điều mong muốn cho nhân dân có cơm no, áo ấm, được học hành. Chẳng nhẽ những nguyện vọng được an táng như một người dân bình thường lại trở thành những điều tuyệt mật hay sao?
Nguồn: Nhạc sĩ Tô Hải nói chuyện di chúc-
http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=4162&Itemid=404
...Lí do gì mà mãi đến năm 1989, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của bác, bản di chúc mới được công bố đầy đủ? Cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vậy bản năm 65, 68, 69, bản nào là bản chuẩn? Ðặc biệt là bản cuối cùng lại có chứng nhận, chứng kiến của Tổng Bí Thư Lê Duẩn kí ở trang cuối lại càng gây thêm thắc mắc: vì sao một bản di chúc đọc kĩ thì chẳng có điều gì bí mật? Chẳng có kế hoạch chiến đấu, xây dựng đi theo đường lối ai, đoàn kết với ai, cảnh giác với ai mà đến nỗi phải có tổng bí thư đứng ra làm công chứng. Chẳng lẽ những điều dặn lại con cháu đồng chí là phải giữ gìn, đoàn kết trong đảng như con ngươi của mình, chẳng lẽ những điều mong muốn cho nhân dân có cơm no, áo ấm, được học hành. Chẳng nhẽ những nguyện vọng được an táng như một người dân bình thường lại trở thành những điều tuyệt mật hay sao?
Nguồn: Nhạc sĩ Tô Hải nói chuyện di chúc-
http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=4162&Itemid=404
Ngục Trung Nhật Ký và Chúc thư của HCM 1969
"Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng"
"Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới."
- Đáng ngạc nhiên hơn nữa khi chúng ta được biết là NAQ lúc còn trẻ có nét chữ rất đẹp được phát hiện bởi TS Vũ Ngự Chiêu vào năm 1983:"Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới."
Ðầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.. v... tổng cộng khoảng 97 người (CAOM (Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Mục đích của tôi là tìm hiểu về những viên chức thuộc địa Pháp cùng thế hệ Tây học Việt Nam đầu tiên (ngoài những người tốt nghiệp các lớp huấn luyện ở các tu viện như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, v.. v...) để dùng cho chương Biến đổi văn hóa và xã hội của luận án Tiến sĩ. Thật vô tình, tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này, cùng một người bồi khác được chủ Pháp mang về Paris. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc Ðịa, đề ngày 15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu của Hội đồng quản trị trường. Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v...). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học Phương Ðông của Liên Sô Nga 12 năm sau.
Nguồn: Phỏng Vấn Sử Gia Vũ Ngự Chiêu Về Những Nghiên Cứu Lịch Sử Liên Quan Đến Hồ Chí Minh - Nguyễn Vĩnh Châu
Nguồn: Phỏng Vấn Sử Gia Vũ Ngự Chiêu Về Những Nghiên Cứu Lịch Sử Liên Quan Đến Hồ Chí Minh - Nguyễn Vĩnh Châu
Thơ Xin Nhập Học trường thuộc địa của Nguyển Tất Thành / NAQ vào ngày 15/ 9/1911
Marseille ngày 15 tháng chín 1911
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
Kính thưa ông Bộ Trưởng,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh (trên tàu Amiral Latouche-Tréville) .
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích về học vấn.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam.
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán.
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
Kính thưa ông Bộ Trưởng,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh (trên tàu Amiral Latouche-Tréville) .
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích về học vấn.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam.
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán.
Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho người vợ Tàu Tăng Tuyết Minh (1905–1991) bị Mật thám Đông Dương chặn được ngày 14.8.1928 và Daniel Hémery phát hiện vào năm 1990 | DỊCH:Cùng em xa cách Đã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Để em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng: Thuỵ (Bản dịch của N.H. Thành) |
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừoi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc túc đẹp nhất
% Ho Shi Min %
30-10-1952
đã kí
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừoi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc túc đẹp nhất
% Ho Shi Min %
30-10-1952
đã kí
Thơ viết tay của HCM gởi cho Stalin (Thủ Tướng LX và cũng là TTK ĐCSLX) xin chỉ thị và giúp đở về CCRĐ vào ngày 30/10/1952
http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/23.shtml
Tất cả đã cho thấy vụ Cải tạo Nông nghiệp do CS chủ trương và thực hiện này đã gây nhiều tội ác kinh hoàng và nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trước hết, đó là tàn sát thường dân vô tội. Nông dân VN hiền hoà, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp vào cuộc kháng chiến, bỗng dưng bị ĐCS giáng cho họ một đòn chí tử. Đảng tuyên bố CCRĐ là nhằm thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng”, nhưng thực tế thì tầng lớp năng nổ, giỏi giang nhất ở nông thôn bị quy là phú nông, địa chủ, cường hào ác bá, hết đường sinh sống; tầng lớp cán bộ nông thôn từng chịu đựng gian khổ lãnh đạo sản xuất thì bị quy là phản động, gián điệp… bị bắn giết hay bị trừng trị.
Tiếp đến là phá hoại truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc, truyền thống hiếu hoà, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn VN. Chỉ trong vài năm, Đảng đã đánh tan tinh thần «tương thân tương ái» thường đậm đà trong mối quan hệ người với người, đặc biệt nơi thôn dã, qua chính sách “phân định thành phần giai cấp” hết sức bất công, vô lý, tùy tiện, bằng kiểu “tố khổ” đầy thành kiến, gian trá và hận thù.
Thứ ba là phá hoại luân thường của xã hội. Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong CCRĐ. Để “tìm ra địa chủ”, “tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, các đội cải cách đã ép buộc con cái “đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ “đấu tố” chồng, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố” người làm ơn… Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị mất mạng và gia đình họ cũng chịu vạ lây.
Cuối cùng là phá hủy truyền thống tâm linh và văn hoá của đất nước. Qua cuộc CCRĐ, ĐCS cố tình triệt hạ các tôn giáo và tín ngưỡng bằng cách tước đoạt đất hương hỏa, ruộng nhà chung, ruộng nhà chùa vốn vẫn dành lo việc cúng tế thờ phượng, từ thiện bác ái, nuôi sống chức sắc, tu bổ các nơi phụng tự. Với đòn độc địa này, tất cả mọi tổ chức, mọi cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng -vốn che chở hồn dân tộc- đều trở nên điêu đứng và dần dần tàn tạ.
Những khuôn mặt tội đồ như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt đã trở thành vết nhơ muôn đời cho dân tộc. Việc làm của họ, được đồng đảng của họ hôm nay tiếp nối, cho toàn dân thấy được tính chất phi nhân bản, phản dân tộc của chủ nghĩa và chế độ Cộng sản. Nó không thể tồn tại trên đất nước Việt Nam!
Nguồn: CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC 1949-1956 -
http://www.doi-thoai.com/baimoi1109_194.html
Cải cách ruộng đất: Địa chủ bị đấu tố
Chúng ta phải lý giải như thế nào về những khác biệt bút tích giữa tiếng Nga và tiếng Việt? Phải chăng Thư Ký Vũ Kỳ (1921-2005) mới thật sự là tác gỉa của những lá thư viết tay tiếng Việt nói trên? Vũ Kỳ đã "tự kể" những bổ túc thêm vào trong di chúc HCM:
Năm 1967, Bác không sửa gì nhiều bản di chúc nhưng đến năm 1968 thì Người sửa rất nhiều. Phần mở đầu Bác viết năm 1965 là “Năm nay tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh” nhưng nay Bác sửa: “Năm nay tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây”. Có lẽ không muốn mọi người lo, Bác viết tiếp: “Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là một điều bình thường”.
Sau đó Bác viết thêm đoạn “về việc riêng” có ý mới là sau khi hỏa táng sẽ lấy tro xương của Bác để vào ba hộp sành cho mỗi miền Bắc, Trung, Nam. Bác viết thêm về những công việc cần làm sau khi giải phóng miền Nam. Đó là chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm, xây dựng lại thành phố và làng mạc... Những đoạn về chỉnh đốn Đảng, chăm sóc thương binh Bác viết rồi lại gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng đất nước... Bác gạch dọc bên lề. Rất nhiều đoạn vòng xuống vòng lên, mực xanh lẫn mực đỏ. Có lẽ lúc đó Bác còn nhiều trăn trở, Người chưa yên tâm lắm khi giã biệt cuộc đời này? Nói đến đây ông Kỳ dừng lại. Có lẽ ông đang hồi tưởng lại tâm tư của chính mình.
Nguồn: Chuyện kể về "Tài liệu tuyệt đối bí mật" - 2004 -
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chuyen-ke-ve-Tai-lieu-tuyet-doi-bi-mat/40046784/157/
Như vậy Vũ Kỳ cũng là ngưòi Tàu và làm phụ tá tình báo cho HCM !? Cho nên không phải là ngẩu nhiên mà HCM đã giới thiệu VNG cho Vũ Kỳ vào năm 1941:Sau đó Bác viết thêm đoạn “về việc riêng” có ý mới là sau khi hỏa táng sẽ lấy tro xương của Bác để vào ba hộp sành cho mỗi miền Bắc, Trung, Nam. Bác viết thêm về những công việc cần làm sau khi giải phóng miền Nam. Đó là chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm, xây dựng lại thành phố và làng mạc... Những đoạn về chỉnh đốn Đảng, chăm sóc thương binh Bác viết rồi lại gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng đất nước... Bác gạch dọc bên lề. Rất nhiều đoạn vòng xuống vòng lên, mực xanh lẫn mực đỏ. Có lẽ lúc đó Bác còn nhiều trăn trở, Người chưa yên tâm lắm khi giã biệt cuộc đời này? Nói đến đây ông Kỳ dừng lại. Có lẽ ông đang hồi tưởng lại tâm tư của chính mình.
Nguồn: Chuyện kể về "Tài liệu tuyệt đối bí mật" - 2004 -
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chuyen-ke-ve-Tai-lieu-tuyet-doi-bi-mat/40046784/157/
Năm 1941, đồng chí Vũ Kỳ được Đảng cử sang Trung Quốc học tập quân sự để chuẩn bị điều kiện cho đấu tranh vũ trang. Khi rời Cao Bằng để qua biên giới, Bác Hồ dặn ông: “Chú sang đó sẽ gặp chú Giáp, nguyên là giáo sư dạy ở Trường Thăng Long. Chú nhớ chuyển lời hỏi thăm của Bác”.
Đêm đầu tiên gặp nhau trên đất nước bạn, hai người đã nằm gác chân lên nhau tâm sự đến gần sáng. Dương Hoài Nam (bí danh của đại tướng Võ Nguyên Giáp) hỏi rất nhiều về tình hình Hà Nội. Còn U Xao Ty (bí danh mới được tổ chức đặt cho đồng chí Vũ Kỳ) thì lắng nghe như nhập tâm những điều dặn dò của vị giáo sư Trường Thăng Long mà mình đã từng nghe danh tiếng…
Cách mạng thành công, Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp về Hà Nội. Đồng chí Trần Đăng Ninh đưa ông Vũ Kỳ đến gặp Bác giữa lúc thường vụ đang họp ở 48 Hàng Ngang. Thấy ông xuất hiện đột ngột, đồng chí Võ Nguyên Giáp reo lên: “Ô Kỳ, U Xao Ty!”. Trần Đăng Ninh ngạc nhiên hỏi: “Biết nhau à?”.
Nguồn: Tiễn đưa đồng chí Vũ Kỳ -
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=75783&ChannelID=3
Đêm đầu tiên gặp nhau trên đất nước bạn, hai người đã nằm gác chân lên nhau tâm sự đến gần sáng. Dương Hoài Nam (bí danh của đại tướng Võ Nguyên Giáp) hỏi rất nhiều về tình hình Hà Nội. Còn U Xao Ty (bí danh mới được tổ chức đặt cho đồng chí Vũ Kỳ) thì lắng nghe như nhập tâm những điều dặn dò của vị giáo sư Trường Thăng Long mà mình đã từng nghe danh tiếng…
Cách mạng thành công, Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp về Hà Nội. Đồng chí Trần Đăng Ninh đưa ông Vũ Kỳ đến gặp Bác giữa lúc thường vụ đang họp ở 48 Hàng Ngang. Thấy ông xuất hiện đột ngột, đồng chí Võ Nguyên Giáp reo lên: “Ô Kỳ, U Xao Ty!”. Trần Đăng Ninh ngạc nhiên hỏi: “Biết nhau à?”.
Nguồn: Tiễn đưa đồng chí Vũ Kỳ -
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=75783&ChannelID=3
Vũ Kỳ và HCM 1960
Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam").
Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
Những năm 1931 - 1933
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch'o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L'Humanité số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương[21]. Nhưng sau đó nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby[22], Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
Thời kì ở Liên Xô lần thứ hai
Ông đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935). Ông dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov[23]. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do[24]. Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương "liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ", không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản[25][26].
Từ năm 1938 đến đầu năm 1941
Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.
Trở về Việt Nam
Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941[27], ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ[28], cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945"[29]. Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phị lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc...
Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh). Ông là chủ tọa.
Nguồn: Hồ Chí Minh - http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Chí_Minh
Theo GS Hồ Tuấn Hùng, tác gỉa sách "Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo", thì NAQ đã chết vì bệnh lao phồi nặng (trước đệ nhị thế chiến chưa có thuốc để trị bệnh lao phổi) và đã được làm lễ truy điệu và an táng ờ LX vào năm 1932. Sau đó HCM / Hồ Tập Chương là 1 người Tàu đã âm thầm “chuyển hoa ghép cây” biến thành nhân vật NAQ với sự đồng tình của CSLX/CSTQ để tiếp tục sứ mạng "Phát triển sự liên hợp trận tuyến giữa 2 đảng CSTQ và CSVN":Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam").
Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
Những năm 1931 - 1933
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch'o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L'Humanité số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương[21]. Nhưng sau đó nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby[22], Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
Thời kì ở Liên Xô lần thứ hai
Ông đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935). Ông dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov[23]. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do[24]. Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương "liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ", không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản[25][26].
Từ năm 1938 đến đầu năm 1941
Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.
Trở về Việt Nam
Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941[27], ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ[28], cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945"[29]. Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phị lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc...
Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh). Ông là chủ tọa.
Nguồn: Hồ Chí Minh - http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Chí_Minh
Mật lệnh công tác của HCM (Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo)
Sau khi rời Mạc tư khoa đầu năm 1938, chính phủ quốc dân đảng TQ và Liên Xô lập thành liên minh để chống Nhật. Từ 1939-1944 HCM hoạt động ở Trung quốc, chấp hành nhiệm vụ CS Quốc tế giao phó. Trong lúc ấy cả VN, TQ, LX đều để chống lại đế quốc phát xít Nhật. LX giúp TQ về quân cơ (military plan).
Mật lệnh công tác của HCM là gì thì không rõ, nhưng sau khi thi hành thì có viết báo cáo gửi cho Trung ương ủy viên hội của Việt Nam và trả lời ĐCSQT, những mệnh lệnh đó liên can đến chủ nghĩa Trotsky, phát triển sự liên hợp trận tuyến giữa Trung Việt CSĐ.
Nguyễn Ái Quốc đã chết thật hay chết giả?
Nguyễn Ái Quốc có bệnh phổi lâu năm, vào tháng 6 năm 1931 bị cảnh sát HongKong bắt và chuyển đến bệnh viện của nhà tù để điều trị. Đầu năm 1932 có tin đồn bị mất tích tung ra từ Hồng Kông, khoảng tháng 7 tháng 8 giới truyền thông báo chí đưa tin bị chết vì bệnh ho lao. Những tin này rất phổ biến mà mọi người vào năm đó đều biết. Báo chí thời bấy giờ của Hồng Kông, Anh Quốc, Pháp và Nga Sô đều tung tin sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Singapore trở lại Hồng Kông không rõ nguyên nhân vì đâu mất tích rồi sau bệnh chết. Sinh viên Việt Nam ở Đại học Đông Phương Mạc Tư Khoa (Moscow) còn đặc biệt làm lễ truy điệu và tang lễ cho ông và đảng CS quốc tế phái cả người đến chia buồn. Trong tài liệu hồ sơ của NAQ năm 1933 của Cảnh sát an ninh Pháp cũng ghi rõ ràng NAQ bệnh chết đến nỗi 10 năm sau tình báo viên của Pháp báo cáo với chính phủ thực dân rằng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở biên giới Trung-Việt. Chính phủ trả lời: "Vô lí, cái thằng điên đưa tin bậy bạ, đầu thập niên 30 (1930) NAQ đã chết ở Hồng Kông rồi!"
Những tài liệu nguyên thuỷ về sự việc trên vẫn còn rành rành trước mắt và đều được báo chí thời đó ghi chép, là tư liệu lịch sử đầu tiên nắm giữ sự thật mà mọi người lúc ấy đều không nghi ngờ gì nữa. Trong vòng mười năm đó (1932-1941) Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn mất tích, không có một dấu vết gì trên "sân khấu lịch sử". Trong mười năm đó tất cả ghi chép về bất kỳ hoạt động nào của Nguyễn AQ đều là của một HCM tự xưng là Nguyễn ái Quốc. mà là những tư liệu được quay lại bổ túc thêm sau này.
HCMinh sau hơn 10 năm (xuất hiện trở lại) phủ nhận mình chết vì ho lao, biện minh rằng năm ấy vì phương tiện muốn đào vong nên cố ý ngụy tạo tin đã bệnh chết. Những cấp cao của đảng CS quốc tế, Trung Cộng và Việt Cộng một mặt toàn lực che đậy những hoạt động của HCM (Hồ tập chương) từ năm 1929 đến 1933, một mặt không ngừng truyền tin giả rằng HCM tức là Nguyến Ái Quốc để làm NAQ sống lại trên sân khấu lịch sử. Ví dụ vào năm 1933 vì để tạo ấn tượng giả rằng NAQ vẫn còn sống mà tung tin NAQ cùng với người bạn Pháp Paul Vaillant Couturier gặp gỡ nhau tại Thượng Hải với ý đồ muốn người đời tin là NAQ vào năm 1933 vẫn hoạt động ở Thượng Hải diễn thành màn “chuyển hoa ghép cây”. Muời năm sau khi NAQ bệnh chết, ngày 6 tháng 6 năm 1941 Hồ Chí Minh lần đầu tiên xuất hiện công khai với tên NAQ phát biểu thư hiệu triệu toàn quốc đồng bào, kêu gọi nhân dân VN đứng lên cách mạng làm tròn nhiệm vụ xây dựng độc lập cho đất nước. Từ đó, NAQ vốn im lặng trong mười năm trường, đã bị thế nhân quên rồi trong ý thức chợt hồi sinh và xuất hiện trở lại trên sân khấu lịch sử. Và rồi HCM đem chuyện đời của mình những ngày tháng “chuyển hoa ghép cây” sau khi NAQ đã chết ngụy biện rằng: “Mùa xuân năm 1932 sau khi mất tích ở HongKong, trốn đến Hạ Môn dưỡng bịnh nửa năm. Đầu năm 1933 từ Hạ Môn đến Thượng Hải, cùng năm ấy mùa xuân từ Thượng Hải đến Mạc Tư Khoa.” Từ ấy, ve sầu thoát xác tạo nên một HCM - tức là nhân sinh mới của NAQ.
Như cả đến sự thật NAQ bệnh chết, đã bị lịch sử giải thích là vì muốn tránh sự truy lùng của (cảnh sát) đặc vụ Pháp nên cố ý đưa tin giả. (Để rồi) cuối cùng dưới sự tuyên bố của cấp cao đảng CS quốc tế làm củng cố thêm hình ảnh“HCM tức là NAQ”, đảng CS Trung Quốc và đảng CS Việt Nam đã tạo dựng thành công màn “NAQ chết đi sống lại” do đảng CS quốc tế đạo diễn. NAQ có thật sự chết vì bệnh lao không? Đảng CS Quốc tế có đạo diễn màn “chết đi sống lại” không? Xin mời mọi người cùng nhìn lại lịch sử năm xưa, nghe chứng cớ lịch sử phân trần để trả chân tướng lại cho lịch sử.
NAQ bị bệnh lao nặng trên đường tới Mạc Tư Khoa và sau đó đã chết và được chôn ở Mạc Tư Khoa
NAQ có phải vào mùa thu năm 1932 bệnh chết vì lao phổi không cứ phân tích tình huống chính ngay lúc ấy thì hầu như có thể xác định được vậy. Y cứ hồi kí của đảng viên Việt Cộng Lí Đức Phương: “Năm 1925-1927 NAQ ở Quảng Châu 900 ngày lao lực hơn bình thường, làm việc cả ngày lẫn đêm, đem chất lên ắt nhiều như núi, từ sáng 5 giờ làm đến 2 giờ khuya. Sức khoẻ không tốt, ho rất nhiều, có khi ho ra cả máu.” Năm 1930 từ tháng 7 đến tháng 9 NAQ gửi 6 lá thư cho Viễn Đông Cục kể rõ việc mình bị hành bởi cơn bệnh lao phổi. Ông đem bệnh tình diễn tả như sau: “Phổi rất khó chịu, lại ho ra máu, thân thể rất là hư nhược mệt mỏi.” Cuối tháng 11 năm 1931 NAQ viết thư gửi đồng chí Lam Đức Thư trong Liên minh thanh niên cách mạng rằng: “Thân thể tôi sức khoẻ đã đến hồi đáng ngại, thường xuyên ho ra máu. Cứ thế tiếp tục tôi e phải chết trong tù mất thôi.” Năm 1932 tình báo của Anh Quốc Long Paul lúc dùng thủy phi cơ giúp đỡ NAQ trốn khỏi HongKong thấy: “ NAQ rất yếu, chẳng ngừng ho hen, chừng như không còn đủ sức để nói chuyện.” (1) [đoạn này tác giả có ghi chú thêm là tài liệu trong cuốn nhật ký của Paul Draken có để trong sách để người đọc tham khảo]
Những gì ghi trên đây đều là kể trước lúc NAQ từ Hongkong trốn đi Thượng Hải, với bệnh tình nghiêm trọng như thế kia khi phải trải qua bao gian khổ lúc đi thuyền, lúc đi thuỷ phi cơ liệu có thể chịu đựng được không? Huống hồ gì sau khi lên bờ, đảng Quốc dân ở Thượng Hải cùng với cảnh sát ở tô giới của Anh và Pháp như cọp chăm chăm canh chừng tất cả hoạt động của đảng CS, NAQ cũng sẽ tự nhiên không dám lộ mặt đi tìm nơi cứu chữa bệnh tình, chỉ có thể cố gắng chịu đựng đến Mạc Tư Khoa. Chuyện bệnh chết ở Mạc Tư Khoa là khá có thể vậy. Vì thế, báo chí của đảng CS các nước sau khi tờ báo Chân Lí của Liên bang Sô Viết đưa tin trước tiên thì đến tờ NHân Đạo của đảng CS Pháp, tờ Công nhân của đảng CS Anh thay phiên nhau liên tiếp trong tháng 7 tháng 8 năm 1932 báo tin NAQ chết vì bệnh lao phổi và du học sinh Vn tại Nga cử hành tang lễ cho NAQ. Theo đây suy luận “NAQ bệnh chết trên đường đến Mạc Tư Khoa và được mai táng ở Mạc Tư Khoa” thì có thể xác nhận là sự thật, tuyệt chẳng phải là cái chết giả như HCM biện minh đó chỉ là cái cớ để dễ bề đào vong thì có thể dễ dàng chôn vùi chân tướng của sự thật.
Sự sai lầm trong cách biện minh của HCM về cái chết vì bệnh của mình
Cách giải thích về cái chết của HCM có trái ngược nhau không? Có lúc nói “tin chết giả được tung ra là tin đồn của đương cục thực dân Pháp phát tán. Có khi lại bảo: “Luật sư Frank Loseby cố ý đưa tin NAQ chết là muốn tung hỏa mù để NAQ dễ dàng trốn thoát.” Và rồi phiên bản tiếng Việt của HCM truyện hay HCM Biên Niên Tùng Thư biện minh về cái chết của NAQ trước sau khác nhau rất khó khiến người chấp nhận đó đồng với cách giải thích của HCM. (Sách nói) rằng: “Loan truyền tin đã chết là cớ để trốn khỏi HongKong.” Và (sách ghi) đặc biệt HCM nói là: “Tin chết giả được phát tán là lời đồn của thực dân Pháp ý đồ muốn làm xuống tinh thần tranh đấu của dân chúng.” Đây hầu như có điểm chẳng thông. Tin NAQ chết là được bắt đầu loan truyền vào mùa thu năm 1932 mà HCM nói lúc rời HongKong đến Hạ Môn là tháng 1 năm 1933. Thời gian cách nhau gần nửa năm, thật không đúng với kinh nghiệm và lý lẽ thường tình. Theo tình huống thật mà nói, bảo chết tạo hỏa mù để dễ trốn thoát thì thời gian tung tin giả và thời gian thật sự trốn thoát phải tiến hành cùng lúc thì mới phù hợp sự thật. Đằng này thời gian cách nhau gần nửa năm trời. Và càng vô lý hơn nữa là đến những 10 năm sau mới nói mình vẫn còn sống để nói rõ (nguyên nhân) tin tức đã tung ra từ 10 năm trước. Chưa chết mà cứ nói đã chết còn làm nhọc công mọi người lo lắng làm đám tang và mở lễ truy điệu cùng lúc với tổng thư ký Trần Phú khi ấy cũng vừa mất. Cách giải thích hoang đường và tức cười như thế không hợp với lý lẽ thông thường. Những lời biện minh ấy thật như là tự lấy đá ném chân mình. Mà nguyên nhân thật sự là HCM đang sử dụng mánh khoé lừa dối “mượn xác hoàn hồn”, “chuyển hoa ghép cây”.
Mượn xác hoàn hồn và chuyển hoa ghép cây
Năm 1933 Hồ đến Mạc tư khoa, tình hình sức khoẻ lộ rõ rất tệ, bệnh phổi vẫn đeo mang, người rất ốm, sắc mặt trắng xám, đầu cạo trọc lóc, đôi khi ho sù sụ, trong đàm có máu. Do vì lúc ấy không có thuốc trị bệnh lao đặc biệt hiệu nghiệm nào, Hồ trị bằng phương pháp phải rất quy cũ trong sinh hoạt, nghiêm túc tuân thủ giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi đúng mực. Mỗi ngày sáng sớm thức dậy đều tập thể dục. Trong phòng của ông có quả tạ và dụng cụ thể thao tập ngực. (HCM tại TQ - Tưởng Vĩnh Kính, trang 82)
Tổng kết lại những tư liệu tường thuật bệnh tình ở trên: theo những ghi chép trước năm 1933, bệnh sử của NAQ đều có liên hệ chặt chẽ đến bệnh lao phổi, rất phù hợp với sự thật NAQ bệnh mất vì ho lao vào mùa hạ năm 1932. Và sau 1933 hầu như không hề thấy một ghi chép nào nói HCM có bệnh lao phổi. Cuối cùng tháng 9 năm 1969 HCM lại chết vì bệnh tim suy kiệt mà không phải bệnh ho lao. Tuy nhiên ở điểm 19 ghi lúc HCM đến Mạc tư khoa sức khoẻ yếu kém, vẫn mang bệnh phổi, thỉng thoảng ho và trong đàm có máu. Song nguồn phần tư liệu này (của sách HCM tại TQ) lại là từ hồi kí của phó bộ trưởng bộ giáo dục của Bắc Việt Nguyễn Khánh Tuyền, mục đích là để HCM thuận lợi tiếp tục sự nghiệp cách mạng khiến VN độc lập của NAQ, cố ý đem chứng bệnh lao phổi vừa lấy mất sinh mạng của NAQ gán cho HCM. Cái ý đồ ghép bệnh sử ho lao để nối kết hai người là sai lầm (vì bệnh đã nặng vậy mà từ 1933 trở đi không có một ghi chép nào về bệnh ho lao gì nữa).
Nguồn: Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo / Trích Dịch Blacky và Nhi
http://prisonbreak1612.multiply.com/journal/item/27
Hình Nguyễn Ái Quốc (bên phải) đã được cạo ghép sửa lại, đặc biệt là tai bên trái sự sai lệch rất rõ ràng. Vì ý đồ muốn tạo sự liên kết giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh
Hình Chụp HCM với những năm tháng khác nhau. Hình HCM / Lin (bên trái, hàng dưới) là lúc vừa đến Moskau năm 1933 và hình NAQ / Lý Thụy / Tống Văn Sơ (bên phải, hàng dưới) lúc bị bắt ở HongKong vào năm 1931, đây cũng là tấm hình cuối cùng của NAQ
1) Vành tai không giống nhau
2) Mũi của NAQ thì kín và mũi của HCM thì hĩnh (phồng)
3) Miệng của NAQ thì bình thường và của HCM thì rộng
Chúng ta giải thích như thế nào về sự khác biệt khó hiểu kể từ lúc vào tù (1931) và ra tù (1933) và tại sao những hình ảnh về HCM / NAQ đều bị cạo sửa, nhất là vùng gẩn lỗ tai, mũi, miệng thường là mờ đi hay qúa sáng hoạt qúa tối để không thể còn nhìn cho rõ và tô vẽ lại truớc khi cho lưu hành?
Trước Hồ Tuấn Hùng thì cũng đã có 2 tác giả VN nói về bệnh lao phổi của NAQ ở HongKong:
1) Nhân dân Việt Nam bắt đầu nghe tên Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 1945. Ngày 28 tháng 8 năm đó (nghĩa là ngay sau ngày Việt Minh cướp chính quyền) báo chí Hà Nội công bố thành phần Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Trước đấy, chưa ai nghe đến tên Hồ Chí Minh bao giờ, và mọi người đều thắc mắc về cái tên hơi kỳ lạ đó. Nhiều người cho rằng cái tên đó văn hoa quá không phải là tên thật mà chỉ là tên hiệu.
Dư luận bàn tán về lý lịch ông Hồ Chí Minh, nhất là các nhân viên trong tân chính phủ hồi ấy lại càng băn khoăn hơn, và tất cả đều nóng lòng muốn biết rõ ông Hồ là ai và tên thật là gì. Nhưng rồi cũng chẳng phải chờ lâu, vì chỉ mấy hôm sau bắt đầu có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật đã từng “khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Khi nghe tin đồn này, sở Mật thám Pháp đã lập tức lục lại hồ sơ để tìm ảnh Nguyễn Ái Quốc. Theo hồ sơ chính thức thì Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hồng Kông năm 1933. Khi đem so sánh bức ảnh đã phai nhạt của Nguyễn Ái Quốc với những tấm ảnh của ông Hồ bán đầy đường Hà Nội, sở Mật thám Pháp mới biết họ Nguyễn vẫn còn sống, và sau 10 năm ẩn náu trong bóng tối đã trở lại chính trường dưới cái tên Hồ Chí Minh. Các chuyên viên sở Mật thám Pháp quyết đoán Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc mặc dầu sau 20 năm gian khổ, vóc dáng và nét mặt họ Nguyễn có thay đổi rất nhiều. Bằng cớ là vành tai phải của hai bức ảnh đều nhọn, trong khi tai bên trái vẫn đều đặn. Nhưng ông Hồ cứ chối như Cuội, nói rằng mình không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ngay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, ông vẫn một mực chối cãi.
Riêng đối với người Việt thì ông Hồ không chối thẳng nhưng cứ trả lời loanh quanh. Thí dụ như trong năm 1946, ông đáp tầu Dumont D'Urville trở về Hải Phòng sau hội nghị Fontainebleau. Cùng đi trên chuyến tàu này có bốn chuyên gia Việt Nam mà ông Hồ đón từ Paris về nước. Một trong bốn ông là ông Võ Quý Huân, có hỏi ông Hồ: “Thưa chủ tịch, chủ tịch có biết ông Nguyễn Ái Quốc hiện nay ở đâu không ạ?” Ông Hồ chỉ mỉm cười và đáp: “Chú tìm ông ấy mà hỏi, tôi đâu biết”.
Không những ông Hồ chỉ giữ kín lý lịch của ông mà đến quê quán gốc tích của ông, ông cũng hết sức bí mật. Trong một bản danh sách ứng cử quốc hội năm 1946, ông khai sinh quán ở Hà Tĩnh; nhưng hiện nay ai cũng biết rõ ông sinh quán ở Nghệ An. Việc này được phơi bày công khai năm 1958 khi một phái đoàn nhân viên sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa viếng thăm quê hương ông Hồ. Sau cuộc viếng thăm, báo chí Hà Nội đã thú nhận ông Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tạp chí Tranh ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Việt Nam Thông tấn xã (Bắc Việt) ấn hành, trong số tháng 8 năm 1960, có đăng bức ảnh Nguyễn Ái Quốc với dòng chữ chú thích “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 30 tuổi, đang bôn ba hoạt động ở hải ngoại”.
Mặc dầu lý lịch của ông Hồ đã được xác định rõ rệt, thế giới tự do vẫn không biết mấy về con người kỳ lạ ấy, và phần lớn những hoạt động của ông Hồ vẫn chỉ có Đệ Tam Quốc tế biết rõ mà thôi. Tất cả những điều ghi chép về ông Hồ chỉ là dựa vào tập hồ sơ mong manh của mật thám Pháp, Anh và những lời thuật lại của một vài người đã có dịp gặp ông.
Nguồn: Từ thực dân đến cộng sản - Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam / From Colonialism to Communism - Hoàng Văn Chí 1962
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9714&rb=08
Như vậy qua lời thuật lại của Hoàng Văn Chí thì HCM vẫn chưa chính thức công nhận mình là NAQ trên tầu Dumont D'Urville (về đến cảng Hải Phòng vào ngày 21/10/1946) thì những câu chuyện về Bà Chị Thanh hay Ông Anh Cả Khiêm ra Hà Nội thăm HCM 5, 10 ngày sau đó có khả năng là hoàn toàn bịa đặt và có lẽ câu chuyện về thăm quê nhà của HCM vào năm 1957/1961 cũng không có thật luôn:
Vào lúc 11gờ 30 phút ngày 27.10.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên sau bao nhiêu năm bôn ba đã được gặp lại chị gái mình - bà Nguyễn Thị Thanh. Hôm đó nhằm vào ngày Chủ nhật.
Trong câu chuyện đầy cảm động của tình chị em, bà Thanh hỏi Bác: "Cậu đi lâu thế có nhớ quê hương không? Cậu còn nhớ chị ngồi ru võng cho cậu ngủ không...". Nước mắt của Bác Hồ bùi ngùi cảm động. Người đã nói với chị gái: "Chị ơi, quê hương, nghĩa nặng, ơn sâu, mấy mươi năm ấy biết bao nhiêu tình... Chị ơi, khi ở nước ngoài, có lúc đêm khuya thanh vắng, bỗng được nghe một lời ru con của người nhà mình thì lòng dạ lại càng thêm cồn cào nỗi nhớ quê hương, đất nước".
Bà Thanh hỏi tiếp: "Khi nào cậu về thăm quê được?". Bác đáp: "Em cũng muốn về thăm quê, nhưng chắc chắn còn lâu, vì việc nước còn nặng nề lắm".
Đúng một tuần sau đó, ngày 3.11.1946, ông Nguyễn Sinh Khiêm ra Hà Nội gặp Bác. Cậu Khiêm hỏi: "Chú định đến khi nào về thăm quê nhà?". Bác thưa: "Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình và công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu". Hôm đó cũng là ngày Chủ nhật.
Mãi đến 11 năm sau khi gặp lại chị gái và anh trai, Bác Hồ mới có dịp về thăm quê (1957).
Nguồn: "Người về thăm quê mang theo bao kỷ niệm"
http://tintucvina.com/?news=89683
NAQ từ bỏ làng quê ra đi vào năm 1911 và làm CT Nước vào năm 1945 mà chưa bao giờ về thăm lại làng quê của mình thì đúng là một nghi vấn lịch sử !Trong câu chuyện đầy cảm động của tình chị em, bà Thanh hỏi Bác: "Cậu đi lâu thế có nhớ quê hương không? Cậu còn nhớ chị ngồi ru võng cho cậu ngủ không...". Nước mắt của Bác Hồ bùi ngùi cảm động. Người đã nói với chị gái: "Chị ơi, quê hương, nghĩa nặng, ơn sâu, mấy mươi năm ấy biết bao nhiêu tình... Chị ơi, khi ở nước ngoài, có lúc đêm khuya thanh vắng, bỗng được nghe một lời ru con của người nhà mình thì lòng dạ lại càng thêm cồn cào nỗi nhớ quê hương, đất nước".
Bà Thanh hỏi tiếp: "Khi nào cậu về thăm quê được?". Bác đáp: "Em cũng muốn về thăm quê, nhưng chắc chắn còn lâu, vì việc nước còn nặng nề lắm".
Đúng một tuần sau đó, ngày 3.11.1946, ông Nguyễn Sinh Khiêm ra Hà Nội gặp Bác. Cậu Khiêm hỏi: "Chú định đến khi nào về thăm quê nhà?". Bác thưa: "Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình và công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu". Hôm đó cũng là ngày Chủ nhật.
Mãi đến 11 năm sau khi gặp lại chị gái và anh trai, Bác Hồ mới có dịp về thăm quê (1957).
Nguồn: "Người về thăm quê mang theo bao kỷ niệm"
http://tintucvina.com/?news=89683
2) Cuối năm 1933, Tuấn đọc mấy tờ báo Pháp và An nam xuất bản ở Saigon và Hà Nội, thấy ở trang 4, trong một cột chữ nhỏ, một tin vắn tắt đại khái như sau đây:
Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hồng Kông vì bịnh lao
"Tin người Anh cho biết vừa rồi Nguyễn Ái Quốc, kẻ phiến loạn cách mạng An nam (agitateur révolutionnaire annamite) bị chết vì bịnh lao phổi trong ngục thất ở Hồng Kông. “
Cái tin ngắn chỉ có mấy dòng chữ nhỏ như thế, đăng ở cuối trang tư như một tin vặt không mấy quan trọng, nhưng đã gieo vào đầu óc của tất cả những người An nam làm cách mạng hồi đó, Quốc gia cũng như Cộng sản, sự tin chắc rằng cái tin kia là thật.
Ðối với thanh niên sinh viên như Tuấn trong trí óc nẩy ra ý nghĩ thực thà rằng Nguyễn Ái Quốc đã thuộc về thế hệ tiền bối như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu thì sự chết về tuổi già là lẽ thường. Huống chi cụ Nguyễn Ái Quốc lại bị bịnh lao phổi, cụ chết vì bịnh đó cũng là lẽ tất nhiên.
Nói đúng ra, thời bấy giờ ở An nam ít có ai biết rằng Nguyễn Ái Quốc là cộng sản. Cái tên “Ái Quốc “ của cụ để cho các lớp người thanh niên yêu nước tưởng rằng cụ là một nhà cách mạng quốc gia lão thành, ở hải ngoại lâu năm như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vậy thôi.
Cái tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông đã làm xôn xao các giới cách mạng một thời gian rồi cũng chìm trong quên lãng. Dần dần không ai nói đến Nguyễn Ái Quốc nữa.
Mãi đến tháng 8 năm 1945, nghĩa là 12 năm sau, cũng như tất cả những người Việt Nam trong nước và hải ngoại, Tuấn nghe thấy lần đầu tiên cái tên Hồ Chí Minh và dư luận trong giới cách mạng quả quyết rằng “ Hồ Chí Minh “ chính là Nguyễn Ái Quốc. Tuấn hoàn toàn ngạc nhiên !
Vài năm sau đó, Tuấn được đọc ba bốn quyển sách ngoại quốc:
· Le VietMinh của Bernard Fall (Paris)
· Cinq hommes et la France của Jean Lacouture (Paris)
· From colonialism to communism (New York) của Hoàng Văn Chí.
· Le Mystérieux Hồ Chí Minh (Paris) của Hồ Văn Tạo.
mới biết rõ sự thật.
Sau khi Tưởng Giới Thạch tuyệt giao với Nga, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc, nhân viên sứ quán Nga, theo lãnh sự Nga là Borodine phải từ giã Trung quốc trở về Moscou, để Hồ Tùng Mậu (tức là cố Mậu, T.S 40 “ xến xáng “, bị giam ở trại an trí Trà Khê (Phú Yên) từ năm 1940 đến năm 1945) ở lại thay thế làm Tổng Bí Thư Ðông Dương Cộng Sản Đảng.
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc được lịnh trở lại (từ Nga) Hồng Kông tiếp tục hoạt động, nhưng bị người Anh bắt bỏ tù ngày 6 tháng 6 năm 1931. Bắt rồi được tha, Nguyễn Ái Quốc lẻn đi Singapore, nơi đây ông lại bị người Anh bắt lần thứ hai, đưa về Hồng kông, vào bịnh viện vì bịnh lao phổi.
Cuối năm 1933, Nguyễn Ái Quốc bổng dưng biến mất. Nhà cầm quyền Anh ở Hồng Kông không hề cho biết Nguyễn Ái Quốc mất tích trong trường hợp nào. Có lẽ ông thoát ngục trốn đi chăng?
Dù sao họ cũng đã loan tin rằng Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao ở ngục thất Hồng Kông. Tờ báo Daily Worker, của đảng Cộng Sản Anh ở Luân Ðôn, cũng đăng tin xác nhận rằng Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ Cộng sản An nam, bị bịnh lao phổi đã từ trần trong ngục thất Anh ở Hồng Kông.
Ðồng thời bộ Thuộc địa Pháp ở Paris và Phủ Toàn Quyền Ðông Dương ở Hà Nội cũng nhận được tin ấy. Trong hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc tại sở Mật Thám Pháp cũng có ghi rằng Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông năm 1933.
Sự thật, chỉ có một đôi người quan trọng của Komintern(cơ quan đầu não của cộng sản Ðệ Tam – Nga), là biết Nguyễn Ái Quốc ở đâu và làm gì trong thời gian từ 1933 thoát ngục Hồng Kông, đến năm 1941, năm mà ông lại xuất hiện đột ngột ở Moscou.
Ngoài ra, chính những đảng cộng sản ở Moscou và ở khắp thế giới, và toàn thể đảng viên cộng sản An nam đều tin rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bịnh lao ở ngục thất ở Hồng Kông, như nhà cầm quyền Anh đã tuyên bố, và báo Daily Worker của đảng cộng sản Anh ở Luân Đôn đã đăng tin xác nhận.
Theo các tài liệu chính xác mới được tiết lộ sau nầy, thì Staline rất bất bình Nguyễn Ái Quốc vì ông chủ trương cuộc nổi loạn quá sớm của cộng sản Nghệ An năm 1931, và Quảng Ngãi năm 1932, gây thất bại lớn lao cho đảng Cộng sản Ðông Dương trong thời kỳ phôi thai.
Do đó, năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đang ở Hồng Kông được lịnh của Staline triệu về Moscou và bí mật bị đày đến miền Ðông Sibérie. Mãi đến mùa xuân năm 1941, Nguyễn Ái Quốc mới được Staline gọi về Moscou và được lịnh cùng đi với Nguyễn Khánh Toàn sang gấp Yenan, nơi đây Mao Trạch Ðông giúp Nguyễn Ái Quốc những phương tiện trở về biên giới Hoa - Việt, lập mặt trận Việt-Minh với các phần tử cách mạng ở Trung Quốc.
Lần đầu tiên, năm 1941, xuất hiện nơi đây tên “ Hồ Chí Minh “, vì Nguyễn Ái Quốc vẫn còn dấu bí mật lai lịch và tên tuổi thật của ông. Mãi đến năm 1958, vài tờ báo của chính phủ Hà Nôị mới được phép chính thức đăng rõ ràng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.
Tạp chí tranh ảnh “ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa “ do Thông tấn xã Việt cộng phát hành, số tháng 8 năm 1960, đăng ảnh Nguyễn Ái Quốc với câu đề phía dưới “Ðồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lúc 30 tuổi đang hoạt động ở ngoại quốc. “
Nhưng năm 1933, Tuấn đọc báo Hà Nội và Saigon, cứ yên trí rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông. Chính một số đông lãnh tụ cộng sản ở Hà Nội lúc bấy giờ là Võ Nguyên Giáp, Ðặng Xuân Khu (Trường Chinh), Trần Huy Liệu, cũng đều tin chắc như vậy.
Trích: Tuấn, chàng trai đất Việt / tác giả Nguyễn Vỹ - 1969
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n0n1n1n31n343tq83a3q3m3237n2nmn
Và theo như Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn thì HCM nói tiếng Tàu như tiếng mẹ đẻ:
Vâng, tôi xin nói đơn giản, hôm nay (ngày 7/11/2008) đồng chí Chủ tịch LHHNVN Vũ Xuân Hồng tặng tôi Kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc”. Lần đầu tiên tôi sang Việt Nam là vào tháng 11/1965, sang học tiếng Việt. Hồi đó Việt Nam đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Mỹ đang ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Ba tháng sau khi sang Việt Nam (tháng 2/1966), đích thân Bác Hồ đã mời lưu học sinh Trung Quốc chúng tôi đến Phủ Chủ tịch ăn cơm với Bác, Bác ân cần hỏi từng người một. Nếu ai quê ở Quảng Đông thì Bác nói tiếng Quảng Đông, nếu quê ở Bắc Kinh thì Bác nói tiếng phổ thông, quê ở Thượng Hải thì bác nói tiếng Thượng Hải. Bác có thể nói được rất nhiều tiếng địa phương của Trung Quốc và chúng tôi cảm thấy rất thân mật. Sau đó chúng tôi cử một đại biểu đại diện phát biểu với Bác và tôi là người được vinh dự đứng lên phát biểu. Kỷ niệm đó đối với tôi không bao giờ quên. Sau này, chúng tôi còn được gặp Bác hai lần nữa, một lần Bác vào thăm Đại sứ quán Trung Quốc và một lần Bác đi thăm lưu học sinh chúng tôi, sau đó thì Bác sức khỏe yếu nên chúng tôi không được gặp Bác nữa.
Nguồn: Trò chuyện với Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn - 21/11/2008
NAQ rất thích chưng diện áo vét thắt cà vạt còn HCM chỉ xuất hiện trước công chúng trong bộ quần áo đại cán và theo như lời của GS Hồ Tuần Hùng thì người ta chưa bao giờ thấy HCM mặt áo vét thắt cà vạt như NAQ thời trai trẻ:Nguồn: Trò chuyện với Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn - 21/11/2008
NAQ tại hội nghị Quốc Tế Cộng Sản tại Nga vaò năm 1924
HCM đi thăm Tổng Thống Đông Đức Wilhelm Pieck ở Berlin 25.7.1957
HCM (hay HCM đã về hưu ở lại TQ và một người Tàu gỉa thay cho HCM theo Vũ Kỳ về VN sau trận Khe Sanh?) vào cuối đời 1968-1969
HCM (với áo đại cán) / Phạm Văn Đồng và phái đoàn tham dự "Hội nghị Fontainebleau 22.6.1946
NAQ tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours 25.12.1920
Hồ Chí Minh đến Moscow tháng 7/1955
HCM với bạn gái Đặng Dĩnh Siêu (bên phải) và Thái Sướng (bên trái) trong chuyến viếng thăm Lô Sơn bí mật của HCM và chưa 1 lần ghé thăm Tăng Tuyết Minh (vợ Tàu của NAQ) - Chụp lại từ "HCM sinh bình khảo" trang 251
HCM và Mao - Quân hàm cuối cùng của Tình Báo HCM: Đại Tướng hay Thượng Tướng?
HCM và gia đình / con cháu ở TQ sau khi về hưu vào năm 1968, 67 tuổi?
Qua những dẫn chứng trên thì nhận định HCM là 1 người TQ làm tình báo cho CSTQ với bí danh Thiếu Tá Hồ Quang của Bát Lộ Quân / Quế Lâm là hoàn toàn khả tín. Như vậy nghi vấn HCM gỉa danh NAQ được biệt phái về VN đề hoàn thành Sứ Mạng "Cướp Nước VN" cho CSTQ là có thể chấp nhận được và hy vọng qua đó chúng ta có thể giải thích được những hành động khó hiểu và bí ẩn của HCM ở VN cũng như lịch sử (bất hạnh) VN thời đại HCM. Chúng ta thử đánh giá công / tội HCM cho 2 nước TQ / VN kể từ khi Tình Báo HCM chuẩn bị vượt biên giới Việt Trung về Pắc Bó:
- Tiêu Diệt Ban Lãnh Đạo đảng CSVN cánh miền nam (qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940 - Cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện lần đầu ở VN và cũng là Cờ của tỉnh Phúc Kiến TQ 1933/34) và những người có quan hệ với NAQ như Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Châu Văn Liêm, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hữu Tiến....
Trước đây trên một số diễn đàn có thảo luận về việc cờ đỏ sao vàng đã được dùng tại tỉnh Phúc Kiến. Một người ký tên T.L.T. đã đề cập việc “Trên VTV3 Việt Nam, lúc 20h các ngày thứ 2 đến thứ 6, từ 26/2/2002 đến 08/4/2002 đã chiếu bộ phim Trường chinh 24 tập của Trung Quốc, do Kim Thao và Đường Quốc Cường đạo diễn, Quốc Cường cũng thủ vai Mao. Phim nói về cuộc kháng chiến chống Tưởng của Mao. Ai để ý sẽ thấy nhiều cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh. Nói thêm về Mao, theo lịch sử: khi bất đồng ý kiến với các lãnh tụ cộng sản đầu tiên của Trung Quốc, Mao quay qua nghiên cứu nông dân, tổ chức chính trị tập hợp nông dân ở khu vực Phúc Kiến, Hồ Nam, Giang Tây. Năm 1931 Mao thành lập Chính phủ cộng hòa Xô-viết đầu tiên tại Thụy Kim, Giang Tây. Vậy thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc Phúc Kiến nằm trong vùng ảnh hưởng của Mao.” Vừa rồi, ở Úc đài SBS có chiếu bộ phim này, người viết có xem và thấy cờ đỏ sao vàng (múi sao phình ra như lá cờ Việt Minh) xuất hiện nhiều lần, nhất là cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh đúng như T.L.T. đã góp ý.
Nguồn: Cội nguồn và ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng - Nguyễn Quang Duy -
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=59346
- Cướp quyền lãnh đạo đảng CSVN 1940-1969 (đưa vây cánh ủng hộ HCM miền bắc lên làm lãnh đạo...Trường Chinh, HCM)
- Cướp quyền lãnh đạo nhà nước VN 1945-1969
- Rước Pháp trở lại VN với Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/1946: Mượn tay Pháp tiêu diệt các Tổ chức kháng chiến Người Quốc Gia không theo CS và cả những người CS có khuynh hướng Quốc Gia...để rồi sau đó kêu gọi toàn dân kháng chiến đuổi Pháp ra vào ngày 19/12/1946.
- Cải cách ruộng đất (1953 - 1956), NVGP (1958), XLCĐ (1967): Phá tan cấu trúc che chở đùm bọc lẩn nhau ở làng quê VN, triệt tiêu tình thần sáng tác của giới Văn-Nghệ-Sĩ VN, trấn áp / loại bỏ những đảng viên CSVN có khuynh hướng thân LX với chủ trương chung sống hòa bình với TGTD.
- Trận Đánh ĐBP 1954: Đuổi Pháp ra, lần đầu tiên TQ được ngồi "chung chiếu" với Tứ Cường lúc bấy giờ (Anh - Mỹ - Pháp - LX) ở Hội nghị Geneva năm 1954, chia cắt VN để dụ Mỹ vào VN và cho nhân dân VN ăn bánh vẽ "Huyền Thoại Thiên Tài Cầm Quân VNG". Cả miền bắc phấn khởi tự hào anh hùng, khí thế hồ hởi để chuẩn bị "Vượt Đường Mòn HCM-Trường Sơn" phục vụ mưu đồ Nam Tiến của TQ.
- Chỉ thị cho TT Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận vùng lưỡi bò Biển Đông là của TQ vào ngày 14.9.1958.
- Tặng Tổng Thống Diệm VNCH cành đào đỏ thắm vào dịp Tết Qúy Mão (1963): Phải chăng cái chết của TT Diệm vào ngày 2.11.1963 đã được HCM báo trước?
- Trận Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 (30/1 - 25/2): Sửa soạn cho Mỹ đến Paris tham dự Hội Đàm Paris (5/1968) và chuẩn bị cho Nixon đến Bắc Kinh (2/1972). Làm suy yếu chủ lực của MTGPMN ("tự" giải tán vào ngày 2.7.1976).
- Xài máu dân như xài nước lã và giấy bạc giả: địch chết một ta chết mười.
- Thiết Lập một mạng lưới tình báo cho CSTQ ở VN: Hồ Binh Bát Vạn Nhập Tràng An là đây. Mỹ / VNCH không thua ở chiến trường nhưng đã thua CSTQ / CSVN ở mặt trận tình báo / tuyên vận và cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến Mỹ bỏ rơi VNCH: Người Mỹ không còn khã năng phân biệt bạn-thù ở VN - cùng một người VN ban ngày có thể là bạn nhưng ban đêm có thể là thù. Hiện tại cũng là Mạng lưới quyền lực thật sự đang cai trị và kiểm soát BCT/CSVN/VN.
Hai Trận Đánh lớn ĐBP 1954 và Tổng Tấn Công MT 1968 nói trên đều được CSTQ dàn dựng và chỉ đạo (3)/(4) và cũng là 2 công trạng lớn lao nhất của HCM ở VN: Đuổi Pháp Dụ Mỹ vào VN đễ rồi sau đó đánh Mỹ với Xương Máu VN cho tới lúc Mỹ chịu đến Paris để đàm phán HĐ-Paris, nhưng thực chất là để chuẩn bị cho TT Mỹ đến Bắc Kinh "xin đầu hàng có điệu kiện": Trao ghế HĐBA-LHQ, bỏ cấm vận kinh tế đổi lại Lính Mỹ rút an toàn ra khỏi VN, Nam tiến của TQ đến VN là ngưng lại (Ván Cờ Domino được đóng lại sau Trận Tổng Tấn Công MT 1968 từ 30.1 - 28.3.1968 và Trận Khe Sanh từ 21.1 - 8.4.1968).
Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó?
Tôi, tôi người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong ...
(Chế Lan Viên)
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó?
Tôi, tôi người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong ...
(Chế Lan Viên)
Hành quân Pegasus / Lam Sơn 207A (từ 1/4 đến 12/4/1968) giải tỏa Căn cứ Khe Sanh sau 77 ngày bị vây hảm - Chiến thuật biễn người / công đồn đả viện của CSTQ/CSVN đã thất bại ở Khe Sanh. Trận Khe Sanh
http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1968LamSon207AgiaiVayKheSanh.pdf
“Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở những nơi như Concord và Gettysburg; Normandy và Khe Sanh” (TT Obama 2009)
Mao: “Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Phát biểu của Mao Trạch Đông trong cuộc họp của BCT ban chấp hành trung ương Đảng CSTQ, tháng 8 năm 1965)
Nguồn: SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA -
http://bauxitevietnam.info/tulieu/791004_suthatvequanhevntq.htm
Kennedy: “Tôi tin như thế. Tôi tin là cuộc chiến rất gần, Trung Quốc quá lớn và đang đứng phủ đầu trong vùng biên giới; Nếu miền Nam Việt Nam sụp đổ không những Trung Quốc được vị trí địa dư thuận lợi để đánh du kích vào Mã Lai Á mà còn đưa đến ấn tượng về một Đông Nam Á dưới ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc, cộng sản. Vì thế tôi tin vào thuyết Domino.” (Phỏng vấn của Huntley và Brinkley với John F. Kennedy ngày 9/9/1963)
Nguồn: John F. Kennedy và cuộc đảo chánh 1/11/1963 -
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6871
Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ của miền Nam Việt Nam, mặc dù cả hai bên đã có thỏa hiệp ngưng bắn. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn cãi nhất; nó còn có một vai trò và hệ quả rất to lớn trong Chiến tranh Việt Nam.
Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp quân đội Mỹ đã ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản, nhưng quân Mỹ không thể bình định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.
Nguồn: Sự kiện Tết Mậu Thân -
http://vi.wikipedia.org/wiki/ Sự_kiện_Tết_Mậu_Thân
TT Mỹ Nixon đến Bắc Kinh gặp Mao "xin đầu hàng có điệu kiện" vào tháng 2/1972
Nguồn: Tết Mậu Thân 1968 trong chiến lược tòan cầu của Trung Quốc. - Nguyễn Quang Duy -
http://thien2012.multiply.com/journal/item/15
Câu hỏi được đặt ra, tại sao tin tức tình báo của các cơ quan tình báo VNCH và đồng minh đầy đủ như vậy, mà thảm họa vẫn xãy ra cho Huế? VC tấn công và chiếm giữ Huế 26 ngày kể từ 2 giờ 33 phút sáng, rạng ngày 2 Tết Mậu Thân 1968, tàn sát 5327 thường dân vô tội và bắt dẫn đi mất tích 1200 ngừời
Có những điều sau đây để có thể lý giải một phần nào:
- Bản chất người quốc gia quá thiệt thà lương thiện, bị HCM và đảng Cộng Sản phỉnh gạt, hưu chiến 3 ngày. Chính quyền Miền Nam cũng như đồng bào Miền Nam đã không thể tưởng tượng nỗi rằng, cộng sản lại chọn ngày tết để chém giết đồng bào, vì dù sao chúng cũng là con người. Ai có thể ngờ những giờ phút thiêng liêng đầu năm của toàn dân tộc, dành để cúng giỗ ông bà, nhớ ơn tiền nhân, mà chúng lại nỡ đang tâm làm chuyện sát hại sinh linh vô tội. Chính quyền Miền Nam lúc ấy vẫn còn nghĩ là bọn CS không đến độ man rợ mất hết lương tri như thế. Cho nên, Miền Nam đã bỏ ngỏ tết Mậu Thân. Lợi dụng sự lương thiện của Miền Nam, chúng đã phát động chiến tranh và tàn sát đồng bào cùng màu da tiếng nói. Chúng dùng mọi thủ đoạn, nhất là khủng bố bằng máu để thắng hôm nay, nhưng muôn vạn đời sau, mỗi độ tết về, lịch sử lại nhắc rằng, bọn Cộng Sản Việt Nam đã vô lương tráo trở, cuồng sát đồng bào Mậu Thân 1968.
Nguồn: TÌNH BÁO VNCH và TRỊNH CÔNG SƠN - Liên Thành
Lời chót:
Với "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" (viết bằng tiếng TQ năm 1947/1948 và được dịch ra Pháp / Anh vào 1949/1950) CSTQ đã âm thầm chuẩn bị với dự luận Quốc Tế "HCM là NAQ người VN" . Sách này chỉ được dịch ra tiếng Việt từ những bản nói trên vào cuối thập niên 50 hay đầu thập niên 60 thế ký 20 và cho phổ biến ở VN để qua đó nhà nước CSVN chính thức công nhận HCM là NAQ.
Thư ký của HCM chưa bao giờ chứng nhận là đã thấy HCM viết "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", bản thảo viết tay bằng tiếng Tàu cũng chưa hề được công bố. HCM viết sách vào thời điểm nào? Năm 1945 HCM còn phải lo đại sự là cướp chánh quyền của TT Trần Trọng Kim, năm 1946 HCM đi tầu sang Pháp để thương lượng với người Pháp, năm 1947 HCM kêu gọi toàn dân nổi dây đánh Pháp, năm 1948 Bác lại kêu gọi toàn quốc thi đua tăng gia sản xuất ...thế thì làm sao mà Bác rãnh rổi đề ngồi viết sách tự kể đời mình !. Như vậy có khả năng là một nhóm tuyên vận tình báo Bắc Kinh nào đó với Bút danh chung Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm này nhằm phục vụ cho công tác tuyên vận giới thiệu với Quốc Tế về Nhân vật HCM là NAQ VN và cũng có thể đang nằm trong Cục Lưu trữ của Cơ Quan Tình Báo TQ ở Bắc Kinh cùng với bản TNĐL 2.9 (cũng được viết bằng tiếng TQ !?) ...chờ ngày trình làng để chứng minh HCM là người TQ.
Với "HCM Sanh Bình Khảo" (cũng bằng tiếng Tàu năm 2008, thế kỹ 21) CSTQ lại âm thầm chuẩn bị dư luận với Quốc Tế về "HCM là người Tàu" nằm trong mưu đồ tóm thâu VN. Đều này cũng đồng nghĩa là trong vòng 10 năm tới VN sẽ đươc CSTQ phù phép đễ sáp nhập vào TQ (có thể theo hình thức Liên Bang hay chiếm đóng như Tây Tạng bất chầp dư luận thế giới, còn tùy theo dư luận VN / thế giới và sức mạnh quân sự TQ). Vận mệnh VN hiện nay như "Ngàn cân treo sợi tóc", có thế sáng tới mở mắt ra là chúng ta đã thấy Quân Lính Tàu đứng đầy ở Ba Đình rồi nếu người VN không nhanh tay dành lại chánh quyền VN trong vài tháng / năm tới. Mất nước lần này là vĩnh viễn !
Tên HCM-City (Nam), Lăng HCM (Bắc, cũng được dùng để trấn yểm Thăng Long VN !?), Tư tưởng HCM, Tiêm thuốc kích tử cho HCM chết đúng vào ngày / giờ trùng (2.9.1969 / 9 giờ 47 phút) (9) và Tiền HCM... là ý đồ vô cùng thâm độc của CSTQ cũng như nhằm chuẩn bị dự luận quốc tế trước khi tóm thâu VN theo chiến thuật Tằm Ăn Dâu.
Một Dân tộc không có Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc và nhận Giặc làm Cha Già Dân Tộc là câu chuyện có thật ở VN vào thế kỷ 20/21.
Tài liệu tham khảo:
(1) Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Ðình Diệm / Tác gỉa Nguyễn Quang Duy -
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14621&rb=0302
(2) Bản chất những chế độ Cộng Sản - Tác gỉa Chu chi Nam -
http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=3135&Itemid=318
(3) Vai trò của CS Trung Quốc trong chiến tranh 1946-1954 ở VietNam / Tác gỉa Trần Gia Phụng -
http://ongvove.wordpress.com/2009/07/30/vai-tro-của-cs-trung-quốc-trong-chiến-tranh-1946-1954-ở-vietnam/
(4) Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 / Tác giả: Nguyễn Quang Duy -
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25046
(5) Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel - Diễn văn trước lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 3.11.09.-
http://danluan.org/node/3233
(6) Di Chúc Hồ Chí Minh - http://xoathantuong.tripod.com/hcm_dc.htm
(7) Tuyên ngôn độc lập năm 1945
http://www.youtube.com/watch?v=9n1TNfx9LaQ&feature=related
(8) Hình nguyên thuỷ là nhân dân Hà Nội tụ tập trước Nhà Hát lớn để phản đối việc chia cắt đất nước giửa Pháp và CSVN (do phóng viên Howard Sochurek của Tạp Chí TIME-LIFE ghi vào ống kính máy ảnh ngày 1.7.1954) -
http://www.life.com/image/82499964
(9) Nhân gian VN đã vô tình tiết lộ qua câu vè: Bác Hồ chết phải giờ trùng, khiến toàn dân tộc chẳng khùng cũng điên ... - Một Nghiên Cứu Khoa Học về Hồ Chí Minh -
http://www.doi-thoai.com/baimoi0909_062.html
11.11.2009 - 11.11.2011http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14621&rb=0302
(2) Bản chất những chế độ Cộng Sản - Tác gỉa Chu chi Nam -
http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=3135&Itemid=318
(3) Vai trò của CS Trung Quốc trong chiến tranh 1946-1954 ở VietNam / Tác gỉa Trần Gia Phụng -
http://ongvove.wordpress.com/2009/07/30/vai-tro-của-cs-trung-quốc-trong-chiến-tranh-1946-1954-ở-vietnam/
(4) Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 / Tác giả: Nguyễn Quang Duy -
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25046
(5) Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel - Diễn văn trước lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 3.11.09.-
http://danluan.org/node/3233
(6) Di Chúc Hồ Chí Minh - http://xoathantuong.tripod.com/hcm_dc.htm
(7) Tuyên ngôn độc lập năm 1945
http://www.youtube.com/watch?v=9n1TNfx9LaQ&feature=related
(8) Hình nguyên thuỷ là nhân dân Hà Nội tụ tập trước Nhà Hát lớn để phản đối việc chia cắt đất nước giửa Pháp và CSVN (do phóng viên Howard Sochurek của Tạp Chí TIME-LIFE ghi vào ống kính máy ảnh ngày 1.7.1954) -
http://www.life.com/image/82499964
(9) Nhân gian VN đã vô tình tiết lộ qua câu vè: Bác Hồ chết phải giờ trùng, khiến toàn dân tộc chẳng khùng cũng điên ... - Một Nghiên Cứu Khoa Học về Hồ Chí Minh -
http://www.doi-thoai.com/baimoi0909_062.html
TN
Bài viết này được phép phổ biến và sử dụng lại ở mọi hình thức và không cần xin phép với điều kiện là phải ghi rõ nguồn:
Thiên Nam - http://thiennam2012.blogspot.com
http://xoathantuong.tripod.com/tn_qualua.htm
No comments:
Post a Comment