“Muốn khám nhanh thì cứ kẹp tiền vào sổ y bạ ấy, còn muốn lịch sự thì kiếm cái phong bì, chứ chờ đợi kiểu này thì đến bao giờ.”
*
Nếu đi khám bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, sẽ thấy ngay dòng chữ “không kẹp tiền vào sổ y bạ” ngay trước cửa phòng khám bệnh. Thế nhưng, nếu không kẹp tiền vào sổ thì bệnh nhân vẫn có thể cho tiền vào phong bì, sẵn sàng cầm trên tay và tranh thủ dúi vào tay bác sĩ khi có cơ hội để được đi “tàu nhanh”. Người phụ nữ này là một ví dụ được đi “tàu nhanh” trong khi đó có hàng đống người đang xếp hàng chờ đến lượt.
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn cầm phong bì trên tay, sẵn sàng dúi vào tay bác sĩ khi có cơ hội |
Bác sỹ cầm phong bì của bệnh nhân, "vung vẩy" trước mặt hàng chục người |
“Cứ kẹp tiền vào là được hả anh? Em tưởng có số thứ tự chứ, gọi ai thì người ấy mới được vào khám?” “Có 2 cách. 1 là em ra chỗ bán sổ khám bệnh với phát số thứ tự ấy, bảo là em bận quá, cần phải khám gấp, bác sĩ giúp đỡ thu xếp hộ em với. Rồi dúi cho họ một vài trăm ngàn, sau đấy người ta cho em số trên cùng, chỉ việc vào khám luôn. Cách thứ 2 là kẹp tiền vào sổ hay cho vào phong bì ấy, rồi chui vào phòng bác sỹ, đặt lên bàn sau đó lặng lẽ ra ngoài, sẽ được gọi vào ngay". À ra vậy, đúng là việc gì cũng có cái giá của nó.
Nhưng không chỉ với những bệnh nhân ngoại trú đến khám chữa bệnh, đối với những ca bệnh nặng, phải chờ mổ thì cũng không thoát khỏi quy luật “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Như hai thanh niên có người thân đang chuẩn bị mổ ở clip trên cũng phải “lót đường” trước cho bác sỹ.
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn? |
Theo Duyên Duyên
Phunutoday
Phunutoday
***
Bác sĩ "gợi ý" người nhà bệnh nhân
Xuất bản: 10:59, Thứ Ba, 22/03/2011, [GMT+7]
.
Bệnh nhân có thẻ BHYT nhưng bác sĩ không cho dùng thuốc nằm trong danh mục BHYT mà “gợi ý” gia đình nên “tự nguyện” xin được mua thuốc bên ngoài với mục đích “điều trị cho tốt hơn”. Điểm đặc biệt là thuốc phải mua đúng địa chỉ bác sỹ chỉ định, nếu mua không đúng chỗ chỉ bác sĩ sẽ không tiêm!>> Bác sĩ gây "sốc" cho người nhà bệnh nhân
Điều này khiến bệnh nhân thiệt kép: Không được hưởng thuốc theo đúng chế độ BHYT và tốn thêm một khoản không nhỏ để mua những loại thuốc đắt đỏ nằm ngoài danh mục (nhưng có chung tác dụng điều trị).
Không cho bệnh nhân hưởng thuốc của BHYT
Đây là trường hợp xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn (Hà Nội). Ngày 16/3/2011, cụ Trần Thị Nuôi (93 tuổi, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đến cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Kết quả chẩn đoán cho thấy cụ Nuôi bị nhồi máu não, tăng huyết áp.
Ngay sau cấp cứu, gia đình cụ Nuôi chuyển cụ lên nằm ở phòng “xã hội hóa” của khoa Hồi sức tích cực theo khuyến cáo của bác sỹ. Tại khoa Hồi sức tích cực, người điều trị cho cụ Nuôi là bác sỹ Lê Anh Tuấn.
Phiếu công khai thuốc của Bệnh viện Thanh Nhàn ghi rõ 2 loại thuốc được gia đình “yêu cầu” (được khoanh đỏ) nhưng thực chất là gia đình không biết để mà yêu cầu. Đây là “gợi ý” của bác sỹ điều trị. |
Đơn thuốc do bác sỹ kê, bệnh nhân phải bỏ tiền túi ra trong khi chế độ BHYT không được hưởng (Ảnh: C.Q) |
Theo anh Lê Đình Hoan, con trai cụ Nuôi, thì từ sáng sớm đến trưa, sau khi chuyển lên khoa Hồi sức tích cực và được bác sỹ Tuấn điều trị, cụ Nuôi không được dùng bất kể một loại thuốc gì ngoài dịch truyền.
Đến trưa, bác sỹ Tuấn yêu cầu gia đình đi mua 2 loại thuốc bên ngoài (10 ống Kemodyn và 20 ống Nerfiline). Anh Hoan thấy mẹ mình là Bệnh nhân BHYT nhưng chưa được cho dùng thuốc gì theo đúng chế độ thì gia đình đã bị yêu cầu đi mua thuốc bằng tiền túi của mình nên thắc mắc. Bác sỹ Tuấn giải thích 2 thuốc này không thuộc danh mục BHYT và gia đình phải tự trả tiền.
Khi được hỏi bệnh viện không có loại thuốc nào có cùng tác dụng chữa bệnh với 2 thuốc trên nhưng thuộc danh mục BHYT hay sao, bác sỹ Tuấn trả lời “có”, nhưng vẫn yêu cầu gia đình đi mua 2 thuốc khác vì “hiệu quả điều trị của 2 thuốc này tốt hơn thuốc trong danh mục BHYT của bệnh viện”.
Vì điều kiện gia đình khó khăn, nên anh Hoan chần chừ không muốn đi mua mà muốn đợi để mẹ mình được dùng thuốc BHYT. Tuy nhiên, đến chiều tối mẹ vẫn chưa được tiêm thuốc gì nên anh đã nhắm mắt đi mua 4 ống thuốc Kemodyl và 4 ống Nerfiline. Giá mỗi ống Kemodyl là 139.000 đồng, giá mỗi ống Nerfiline là 66.000 đồng. Tổng số tiền lần đầu anh Hoan bỏ ra mua thuốc là 820.000 đồng.
Đến sáng 17/3, bác sỹ Tuấn tiếp tục yêu cầu gia đình đi mua thêm 2 loại thuốc trên. Anh Hoan lại mua thêm 542.000 đồng tiền thuốc. Từ trưa 17/3, sau khi anh Hoan phàn nàn với một cán bộ bệnh viện (là hàng xóm của mình) về chuyện thuốc thang thì phiếu công khai sử dụng thuốc mới được mang đến gắn vào đầu giường bệnh cụ Nuôi và anh Hoan cũng không bị đề nghị đi mua thêm thuốc.
Điểm anh Hoan băn khoăn là: Tại sao mẹ anh là bệnh nhân BHYT mà không được dùng thuốc của BHYT? Tại sao bác sỹ Tuấn cứ liên tục yêu cầu gia đình đi mua thuốc bên ngoài, và phải mua đúng thuốc ở nhà thuốc mà bác sỹ Tuấn chỉ định, nếu không đúng địa điểm thì bác sỹ sẽ không tiêm? Tại sao bác sỹ Tuấn – là bác sỹ quyết định các chỉ định – một mặt yêu cầu gia đình đi mua thuốc nhưng một mặt lại nói gia đình “hãy cứ cân nhắc, suy nghĩ” (?!), trong khi không cho bệnh nhân thêm loại thuốc nào?
Điểm đặc biệt nữa là khi y tá vào tiêm thuốc, y tá có hỏi “thuốc yêu cầu của gia đình đâu?”, anh Hoàn trả lời: “Tôi có mua thuốc nhưng không phải tôi yêu cầu mà là bệnh viện yêu cầu”. Đáp lại, y tá nói: “Thuốc này bệnh viện không yêu cầu mà là bác sỹ yêu cầu”!
Bồi hoàn tiền mua thuốc cho bệnh nhân
Ngày 17/3, đem sự việc này trao đổi với TS Đặng Văn Chính, Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn, ông Chính cho biết, sẽ cho người xác minh sự việc. 1 ngày sau (18/3), ông Chính thông tin: bệnh viện đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn, thanh tra, tổ chức cán bộ, kế hoạch tổng hợp kiểm tra xong xuôi và yêu cầu bác sỹ Tuấn dừng điều trị với tất cả các bệnh nhân, làm bản tường trình.
Bệnh nhân đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Thanh Nhàn (Ảnh:C.Q) |
Bệnh viện đã cử một bác sỹ khác thay thế, đồng thời yêu cầu bác sỹ này chỉ định thuốc điều trị nằm trong danh mục BHYT để bệnh nhân Trần Thị Nuôi được hưởng đúng chế độ BHYT.
Đặc biệt, ông Chính cho biết bác sỹ Lê Anh Tuấn phải bồi hoàn toàn bộ số tiền dùng để mua 2 loại thuốc Kemodyl và Nerfiline (1.362.000 đồng) cho gia đình bệnh nhân. Trong danh mục thuốc BHYT của bệnh viện có loại thuốc cùng tác dụng, nhưng bác sỹ Tuấn đã không sử dụng, gây thiệt hại cho người bệnh.
Về động cơ khi yêu cầu bệnh nhân mua thuốc bên ngoài, ông Đặng Văn Chính cho biết, sẽ phải xem xét thêm. “Nếu vì mục đích để người bệnh tốt hơn thì bệnh viện sẽ cân nhắc. Nếu vì động cơ trục lợi cá nhân thì bệnh viện sẽ xử lý nghiêm khắc”, ông Chính nói.
Ông Chính khẳng định, bệnh viện luôn quyết liệt với các vụ việc gây bức xúc cho bệnh nhân và người nhà của họ. “Đây là một bác sỹ trẻ, có thể còn chưa nắm được đầy đủ các thông tin về các loại thuốc cũng như chế độ chính đáng của bệnh nhân BHYT, chưa có kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân”, ông Chính nói.
Theo Cẩm Quyên
VietNamNet
VietNamNet
***
Phòng khám hay bác sĩ bán ‘giấy sức khoẻ’?
Xuất bản: 15:36, Thứ Năm, 23/06/2011, [GMT+7]
.
Chỉ cần có tiền là khách hàng có thể mua được giấy chứng nhận sức khoẻ cho cá nhân mình mà không cần phải trải qua các bước khám. Tại "chợ đen" ở TP Vinh (Nghệ An), giấy "sức khoẻ" đã được đóng dấu xác nhận khống của bác sĩ nhiều đơn vị y tế khác nhau.
Tại chợ ga V., chúng tôi đã có trong tay tờ giấy chứng nhận sức khoẻ có xác nhận ghi ở dưới là BS Ngô Xuân Tường, với con dấu vuông ghi Viện Quân khu 4, phòng khám bệnh Đa khoa. Và tất nhiên phía đầu trang là dấu tròn đỏ có chữ Sở Y tế Nghệ An (chữ Nghệ An viết bằng mực bút bi). Tờ giấy này đã có các con số cần thiết, người mua về nhà chỉ cần ghi rõ họ tên và địa chỉ của mình là "ổn".
Tại chợ ga V., chúng tôi đã có trong tay tờ giấy chứng nhận sức khoẻ có xác nhận ghi ở dưới là BS Ngô Xuân Tường, với con dấu vuông ghi Viện Quân khu 4, phòng khám bệnh Đa khoa. Và tất nhiên phía đầu trang là dấu tròn đỏ có chữ Sở Y tế Nghệ An (chữ Nghệ An viết bằng mực bút bi). Tờ giấy này đã có các con số cần thiết, người mua về nhà chỉ cần ghi rõ họ tên và địa chỉ của mình là "ổn".
Giấy chứng nhận sức khoẻ này là giả hay thật? |
Tại một quầy hàng gần đó, PV cũng có thể mua giấy chứng nhận sức khoẻ của một phòng khám khác cũng nằm trên địa bàn TP Vinh. Giấy chứng nhận này cũng có dấu đỏ với chữ ký xác nhận của bác sĩ phía dưới. Tất cả những giấy chứng nhận sức khoẻ này có giá dao động từ 25.000 - 35.000đ.
Lần theo con dấu có ghi đơn vị y tế trên giấy chứng nhận sức khoẻ, lãnh đạo một phòng khám trên địa bàn TP Vinh đã thừa nhận con dấu, bác sĩ ghi trong giấy là của đơn vị mình.
Giải thích về việc giấy "sức khoẻ" khống chỉ bị tuồn ra "chợ đen", lãnh đạo đơn vị y tế này cho rằng đó là do bác sĩ "linh động" giúp người quen! Khi được hỏi, vì sao giấy chứng nhận sức khoẻ lại được đem ra chợ bán.
Một lãnh đạo đơn vị y tế giải thích: "Chúng tôi đã yêu cầu bác sĩ có tên trong giấy chứng nhận sức khoẻ khống viết kiểm điểm. Bác sĩ này cũng đã thừa nhận. Chúng tôi khẳng định đây là sai sót của cá nhân bác sĩ này chứ đơn vị không chỉ đạo cán bộ này làm. Chúng tôi sẽ yêu cầu bác sĩ này thu hồi lại hết giấy chứng nhận sức khoẻ khống".
Trong khi đó để làm rõ việc tại chợ ga V. xuất hiện giấy chứng nhận sức khoẻ có dấu, bác sĩ đề là ở phòng khám Đa khoa, Viện Quân y 4, PV đã liên lạc làm việc với lãnh đạo đơn vị này. Tuy nhiên, thượng tá Trần Xã Hội, trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Viện Quân y 4 khẳng định, đó không phải là con dấu của bệnh viện. Tuy nhiên, bác sĩ Hội thừa nhận là người ký phía dưới giấy chứng nhận sức khoẻ BS Ngô Xuân Tường, nguyên là phó giám đốc bệnh viện. Nhưng từ đầu năm 2011, bác sĩ này đã nghỉ hưu.
Tại chợ này khách hàng có thể mua được "sức khoẻ". |
Vậy giấy chứng nhận sức khoẻ này từ đâu ra? Là giả hay thật chắc cần phải được ngành chức năng xác minh.
Để có giấy chứng nhận sức khoẻ, khách hàng phải trải qua quá trình khám với giá 25.000đ. Trong khi mua ở "chợ đen" giá chỉ có 30.000 - 35.000đ (thậm chí rẻ hơn) nhưng mất rất ít thời gian. Chính vì thế, nhiều người chọn cách mua "sức khoẻ"! |
Theo Trọng Đức
Khoa học đời sống online
***
No comments:
Post a Comment