Friday, 3 August 2012

Mặt trận mới của bá quyền phương bắc

2-8-12


Trung Quốc mở "mặt trận thứ 3" độc chiếm Biển Đông
Nguyễn Hường (Giaoduc.net) - Ngày 1/8, Reuters đã đăng tải một bài phân tích vạch rõ các chiêu trò của Trung Quốc trên Biển Đông trong nỗ lực biến vùng biển giàu tài nguyên dầu khí này thành của riêng mình. Để rộng đường dư luận, xin đăng tải bài phân tích này để cung cấp cho độc giả thêm một góc nhìn mới về âm mưu, thủ đoạn của Bắc Kinh muốn độc chiếm biển Đông thành ao nhà.
Theo Reuters, đầu tiên là cuộc tấn công ngoại giao, tiếp đó là các hoạt động quân sự linh hoạt, bây giờ, Trung Quốc đang mở một mặt trận thứ 3 để khẳng định tuyên bố chủ quyền (phi lý, phi pháp và vô hiệu - PV) của mình trên Biển Đông bằng cách đưa ra các hồ sơ mời thầu khai thác dầu và khí đốt quy mô lớn đầu tiên của mình trên vùng biển tranh chấp. 
Giàn khoan nước sâu 981 của CNOOC được coi là minh chứng 
cho tham vọng của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp ở biển Đông. 
China National Offshore Oil Corp (CNOOC), Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc, hồi cuối tháng 6 đã mời thầu thăm dò tại 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc đã khiến vùng biển rộng 160.000 km2 trở thành điểm nóng có tiềm năng bùng phát xung đột quân sự nhất châu Á. 
Các công ty dầu mỏ có thời hạn đưa ra quyết định xem có nên trả giá cho 9 lô dầu khí này hay không đến tháng 6 năm tới - một nguồn tin từ ngành công nghiệp Trung Quốc tiết lộ với Reuters. 
CNOOC, công ty mẹ của CNOOC Ltd được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, đã nhận được nhiều đề nghị chính thức từ các công ty dầu mỏ nước ngoài sau khi đưa ra tuyên bố trên - một nguồn tin được tiếp xúc với tài liệu của kế hoạch trên cho biết, nhưng không tiết lộ danh tính cụ thể của các công ty đó. 
Bắc Kinh tuyên bố nước này có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, một khu vực giàu tiềm năng dầu và khí đốt. Phần lãnh hải Trung Quốc định chiếm đoạt trải dài từ Trung Quốc tới Indonesia và từ Việt Nam tới Philippines. Đáp lại, Việt nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia đều bác bỏ các tuyên bố (vô lý, phi pháp và ngang ngược - PV) của Trung Quốc về chủ quyền đối với biển Đông. 
Bất kỳ một cuộc xung đột nào ở Biển Đông, 1 trong những tuyến đường thương mại trên biển nhộn nhịp nhất thế giới, đều có nguy cơ gây ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các tàu thuyền thương mại đem lại doanh thu 5.000 tỷ USD mỗi năm tại khu vực này. 

Hải quân Việt Nam tuần tra tại quần đảo Trường Sa. 
"Quan điểm của Chính phủ Trung Quốc rất rõ ràng... Họ muốn chiếm và phát triển khu vực này" - một giám đốc điều hành tại một công ty tài chính toàn cầu, người xin được giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề, cho biết. 
"Theo quan điểm của Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã đánh cắp các tài nguyên của nước này và Bắc Kinh phải chứng minh một cách nghiêm túc trong việc duy trì yêu sách của mình" - ông Ian Storey, một chuyên viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định. 
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã lên tiếng lên án hoạt động mời thầu 9 lô dầu khí của CNOOC và gọi đây là "hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" do các lô dầu khí này nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng kêu gọi các công ty năng lượng nước ngoài không nên dự thầu. 
Trong khi đó, Chủ tịch CNOOC, Vương Nghi Lâm, nói với các phóng viên hồi tháng trước ràng hồ sơ dự thầu đã thu hút sự quan tâm từ các công ty Mỹ, nhưng từ chối nêu tên cụ thể của họ. 
"Trung Quốc không khai thác một khối khí và giọt dầu nào tại khu vực giầu tài nguyên trên Biển Đông trong khi các nước khác đã khai thác hơn 50 triệu tấn dầu trong lãnh thổ của Trung Quốc" - ông Chu Thủ Vi, một cựu phó chủ tịch của CNOOC cho biết trong một tuyên bố được phát hành hồi tháng 7. 
CNOOC được sử dụng như một công cụ để giúp Trung Quốc 
bành trướng trên Biển Đông sau các biện pháp ngoại giao và quân sự. 
Tuy nhiên, các nhà phân tích tỏ ra hoài nghi với con số này. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu khai thác 16 triệu tấn dầu (126 triệu thùng) một năm trên vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của mình, Việt Nam vẫn chưa khai thác được lượng dầu và khí đốt đáng kể nào trên vùng lãnh hải Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. 
Cảnh giác với các chiêu đòn mới của Trung Quốc 
Các công ty dầu mỏ nhỏ và độc lập có thể sẽ là các đối tượng chính đáp lại lời mời chào của Trung Quốc - các nhà phân tích nhận định. Trong khi đó, những công ty dầu mỏ lớn sẽ tỏ ra cảnh giác với khả năng căng thẳng trong khu vực sẽ leo thang, đặc biệt là những tập đoàn dầu khí lớn như Exxon Mobil, Gazprom của Nga và ONGC của Ấn Độ. 
Bắc Kinh bắt đầu đấu thầu các lô dầu khí trên Biển Đông từ năm 1992, nhưng chúng vẫn chưa thể được khai thác do tranh chấp. Trong đó có các lô thuộc sở hữu của Harvest Natural Resources có trụ sở tại Mỹ, nhưng thực tế nó lại thuộc lãnh thổ của Việt Nam và đang được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Talisman của Canada tiến hành khảo sát, thăm dò. 
"Có hàng trăm công ty độc lập giầu có trên thế giới sẵn sàng đi tới bất kỳ nơi nào để biến một lượng nhỏ dầu mỏ thành lợi nhuận" - ông Kang Wu, giám đốc công ty tư vấn năng lượng toàn cầu FACTS cho biết. 
"Các công ty đó sẽ đến Biển Đông tranh chấp và dựa vào sự bảo lãnh của Chính phủ Trung Quốc để được bảo đảm khai thác tại đó một cách an toàn. Nếu họ không thể có được sự đảm bảo đó, họ sẽ không khoan, không chịu tốn một xu và không chịu để mất gì" - ông Kang nói thêm. 

Giàn khoan nước sâu 981. 
CNOOC không có nhiều kinh nghiệm khi khoan thăm dò tại những vùng nước sâu và họ sẽ cần tới sự hỗ trợ từ các công ty nước ngoài một khi muốn thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Gần đây, tập đoàn này đưa giàn khoan nước sâu đầu tiên tự sản xuất với giá trị 89 triệu USD của mình tới khai thác dầu khí trên vùng biển gần Hong Kong và có thể sẽ di chuyển sâu hơn xuống phía nam trong Biển Đông - các chuyên gia năng lượng của Trung Quốc nói. CNOOC đã mô tả giàn khoan này là "lãnh thổ quốc gia di động". 
Bắc Kính tấn công dầu mỏ sau mặt trận ngoại giao, quân sự 
Tại một cuộc họp hồi tháng trước của các ngoại trưởng các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã thừa nhận rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đã dẫn đến một sự cố chưa từng có trong nhóm 10 nước này. 
Gần đây, đồng minh Trung Quốc là Campuchia, chủ nhà của hội nghị, đã ngăn cản mọi nỗ lực để đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự, ngoại giao của các quốc gia thành viên khác. Các nhà ngoại giao Campuchia quay lại chỉ trích Philippines và Việt Nam vì cho rằng hai quốc gia này đang cố gắng chiếm quyền điều khiển cuộc họp. 
Trên mặt trận quân sự, Trung Quốc phê duyệt việc thành lập một đơn vị quân sự đồn trú trên thành phố Tam Sa, một thành phố Trung Quốc thành lập trái phép trên hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 
Trung Quốc cũng sợ xung đột quân sự 
Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng bản thân Bắc Kinh cũng lo sợ bị vướng vào một cuộc xung đột, đặc biệt là cuộc xung đột đó làm tăng khả năng dẫn tới sự can thiệp của Mỹ. 
"Hoạt động thăm dò năng lượng trong vùng biển tranh chấp này sẽ còn dẫn tới hàng loạt cuộc hội đàm ngoại giao nữa và có khả năng gây ra các cuộc đụng độ giữa các nhóm khảo sát, các đội thực thi pháp luật của các nước phản đối, nhưng nó sẽ không gây ra một cuộc đối đầu quân sự" - bà Stephenia Kleine-Ahlbrandt, giám đốc Dự án Đông Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế cho biết. 

Bản thân Bắc Kinh cũng sợ bị vướng vào một 
cuộc xung đột với các quốc gia láng giềng tại khu vực châu Á.
"Tuy nhiên, nếu Trung Quốc phát hiện ra rằng khu vực này trên thực tế có nguồn năng lượng dự trữ lớn và nếu Bắc Kinh quyết định tiến sâu vào khu vực này, tình hình có thể sẽ được thay đổi đáng kể" - bà nói thêm. 
Cho đến nay, CNOOC chỉ khoan xung quanh một giếng dầu sâu hàng chục mét dưới mặt nước biển ở Biển Đông và tập trung chủ yếu hoạt động ở khu vực phía bắc, lùi xa vùng biển nhạy cảm chính trị ở phía nam. 
Philippines và Việt Nam đã hợp tác với các công ty dầu mỏ nước ngoài để thăm dò các lô dầu khí sâu hơn ở vùng biển tranh chấp đã dẫn đến một số cuộc đối đầu căng thẳng giữa các tàu thăm dò của hai nước với tàu quân sự Trung Quốc. 
Tại Philippines, Diễn đàn Năng lượng đang có kế hoạch khoan thăm dò lần đầu tại Bãi Cỏ Rong mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và dự kiến kế hoạch này sẽ kết thúc trước năm 2013. 
Việt Nam cũng đề cập tới 8 lô dầu khí hơn 3 năm trước mặc dù chưa có giếng thăm dò nào được lắp đặt. 
Theo một ước tính chưa được chứng minh và chưa được khám phá, Biển Đông có tiềm năng dầu mỏ từ 23 tỷ đến 213 tỷ thùng dầu - Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết trong một bản báo cáo phát hành năm 2008. Lượng dầu mỏ này có thể giúp Trung Quốc thỏa mãn nhu cầu và cơn đói năng lượng của nó trong 60 năm. Nó cũng được giá là vượt qua nguồn dầu mỏ dự trữ đã được chứng minh của mọi quốc gia, trừ Ả Rập Saudi và Venezuela - theo thống kê của BP Statistical Review. 
Đối với khí thiên nhiên, Biển Đông có 50% khả năng chứa 3,79 nghìn tỷ m3 khí chưa được khám phá. Lượng khí này tương đương với sức tiêu thụ của Trung Quốc trong 30 năm - Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết trong một bản báo cáo năm 2010. 
Và tất cả điều này là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc, con hổ đói khát năng lượng, đang trở nên ngày càng hung dữ và mạnh bạo trong các động thái xâm chiếm Biển Đông. 
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)
*
Trung Quốc mở ‘mặt trận’ dầu khí ở Biển Ðông
Giàn khoan dầu của Tổng công ty dầu khí 
ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ở biển Bột Hải
Trước tiên là tấn công ngoại giao, kế đến là phô trương sức mạnh quân sự, nay Trung Quốc mở mặt trận thứ ba trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông bằng việc mời thầu các dự án thăm dò dầu khí lớn tại các lô nằm trong lãnh hãi đang tranh chấp. 
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc của nhà nước Trung Quốc, gọi tắt là CNOOC, cuối tháng 6 vừa qua đã mời các công ty nước ngoài tranh thầu thăm dò dầu khí tại các lô lấn vào khu vực đang được Việt Nam thăm dò, đưa 160.000 kilômét vuông lãnh hải vốn đang là điểm nóng nhất có thể xảy ra xung đột quân sự ở châu Á ra mời chào các nhà thầu nước ngoài.
Theo một nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp này, các công ty dầu khí có thời gian cho đến tháng 6 năm tới để đưa ra quyết định có tranh thầu thăm dò tại 9 lô được mời chào hay không.
Nguồn tin không muốn cho biết danh tánh này nói rằng CNOOC, chủ quản của CNOOC Ltd được niêm yết trên trị trường Hồng Kông, đã nhận được nhiều yêu cầu cung cấp thêm thông tin từ các công ty dầu khí nước ngoài. 
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Ðông kéo dài từ Trung Quốc xuống đến Indonesia, và trải rộng từ Việt Nam sang Philippines. Các nước cũng tuyên bố chủ quyền từng phần trong lãnh hải này bao gồm: Việt Nam, Philippines, Ðài Loan, Brunei và Malaysia.
Bất cứ xung đột nào trong vùng biển được xem là một trong những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới này đều gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu. 
Mỗi năm lượng hàng hóa được chuyên chở qua hải lộ này có trị giá lên đến 5.000 tỉ đôla.
Một nhà điều hành của một công ty dầu khí quốc tế khổng lồ không muốn nêu tên nói rằng “quan điểm của chính phủ Trung Quốc được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, đó là họ muốn nắm chủ quyền và phát triển trong khu vực này.”
Hôm thứ Ba, Philippines đã đưa hai lô dầu khí trong vùng biển tranh chấp ra mời thầu, nhưng Manila chỉ nhận được đơn đấu thầu quyền thăm dò của 3 công ty. 
Diễn biến này cho thấy đa số không muốn đối đầu với Trung Quốc trong vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Ðông.
Ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á ở Singapore nói: “Quan điểm của Trung Quốc là các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines đang gia tăng khai thác tài nguyên của Trung Quốc, và Bắc Kinh phải thể hiện rõ tuyên bố chủ quyền của họ.”
Công ty dầu khí Petrovietnam của Hà Nội phản đối việc CNOOC mời thầu; họ nói điều đó “vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế” bởi vì các lô này nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam kêu gọi các công ty không tham gia đấu thầu.
Chủ tịch Vương Nghị Lâm của CNOOC nói với các phóng viên báo chí hồi tháng trước rằng các lô dầu khí đưa ra đấu thầu này thu hút sự quan tâm của các công ty Mỹ, nhưng ông không cho biết là những công ty nào.
Tuy nhiên, các nhà quan sát tin rằng Bắc Kinh muốn tránh xung đột, nhất là nếu điều đó có thể kéo sự can dự của Hoa Kỳ vào.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc bộ phận Ðông-Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nhận định: “Các hoạt động thăm dò năng lượng trong vùng lãnh hải đang tranh chấp này có thể dẫn đến nhiều tranh cãi ngoại giao, và thậm chí là và va chạm giữa tàu bè khảo sát và tàu hải giám của các nước đang trong tranh chấp, nhưng có lẽ sẽ không làm bùng lên một cuộc đối đầu quân sự.”
Bà Kleine-Ahlbrandt nói tiếp rằng tuy nhiên “nếu thực sự phát hiện được trữ lượng dầu khí dồi dào trong khu vực này, và nếu Bắc Kinh quyết định tiến vào khai thác thì tình hình sẽ thay đổi nghiêm trọng.”
Cho đến giờ, CNOOC đã khoan hàng chục giếng thăm dò dưới biển sâu trong vùng Biển Ðông, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc, và tránh những vùng biển nhạy cảm ở phía nam.
Trong khi đó Việt Nam và Philippines hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài để khai thác các lô dầu khí nằm sâu hơn trong vùng lãnh hải tranh chấp, dẫn đến nhiều vụ đối đầu căng thẳng giữa các tàu bè thăm dò và các tàu hải giám của Trung Quốc.

No comments:

Post a Comment