Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012
Phiên tòa tại Athens xử lại Socrate (-470-399), triết gia quá cố cách đây hơn 2000 năm (DR)
Giữa lúc Hy Lạp đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị chưa từng có, ngày 25/05/2012 vừa qua, tại Athens, đã diễn ra một phiên tòa đặc biệt, với sự tham gia của 10 thẩm phán quốc tế và cử tọa 800 người. Phiên tòa tại Athens được tiến hành nhằm xét xử một con người đã qua đời cách đây gần 2500 năm : triết gia Socrate.
Như chúng ta biết, vào năm -399 trước Công lịch, nhà triết học Socrate bị buộc nhiều tội danh quan trọng, và phải đối diện với án tử hình. Phiên tòa xử Socrate đã diễn ra trước một cử tọa gồm 500 công dân thành Athens.
Tại phiên tòa tưởng tượng nói trên, những chủ đề này đã được đưa ra tranh luận quyết liệt.
Trong phiên tòa xử lại vụ án Socrate, bởi triết gia không còn nữa, hai luật sư đã đứng ra bào chữa cho bị cáo trước hội đồng thẩm phán mười người, dưới sự chủ tọa của Loretta A. Preska, thẩm phán New York.
Trong số 10 thành viên hội đồng thẩm phán, có năm người ủng hộ tha bổng, năm người phản đối.
Một trong những người buộc tội nhà triết học – ông Anthony Papadimitriou (chủ tịch hiệp hội Onassis, cơ sở tổ chức nên sự kiện này) khẳng định, Socrate chỉ đòi hỏi quyền lợi của mình trong một xã hội dân chủ, nhưng lại không có trách nhiệm gì với xã hội này. Người cáo buộc Socrate giải thích, tự do phải có giới hạn, trong xã hội ngày nay không ai có thể ca ngợi Hitler hay phủ nhận nạn diệt chủng của nước Đức Phát xít, lời nói này ám chỉ đến đảng quốc xã mới ở Hy Lạp, hiện giờ đã bắt đầu có chân trong quốc hội nước này, với 7% số phiều bầu.
Trong khi đó, luật sư Patrick Simon thì bảo vệ cho quan điểm cho rằng, lập trường tư tưởng của một người không thể nào bị coi là một tội lỗi. Socrate là con người đi tìm chân lý. Theo luật sư, thân chủ của ông chỉ có một khuyết điểm duy nhất là thích chỉ trích, thích nhạo báng một cách cay độc. Việc tòa án tha bổng cho Socrate không làm mất đi giá trị của một nền dân chủ, mà ngược lại chỉ khiến cho nền dân chủ trở nên vững mạnh và đáng tin cậy.
Phiên tòa tưởng tượng xử lại vụ án Socrate làm sống dậy cuộc tranh luận xung quanh những chủ đề ám ảnh văn minh nhân loại, trước hết là nền văn minh phương Tây từ hơn hai thiên niên kỷ, đó là mối quan hệ giữa thể chế dân chủ và thể chế tập quyền, quyền tự do ngôn luận vào thời điểm xã hội đang rơi vào khủng hoảng, cũng như sự sáng suốt của các công dân.
Những người tổ chức phiên tòa xử lại triết gia Socrate cho rằng, phiên tòa tưởng tượng vừa diễn ra có thể có ích cho xã hội Hy Lạp, hiện đang trong cơn khủng hoảng rất trầm trọng. Ông Anthony Papadimitriou, đứng đầu hiệp hội tổ chức phiên tòa, nói : Hy Lạp đang sống trong một giai đoạn khó khăn, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, chúng tôi sẽ vượt qua, giống như chúng tôi đã từng chiến thắng người La Mã, người Thổ, người Đức, … cũng như vượt qua chén thuốc độc đã giết chết nhà triết học.
Theo các nhà nghiên cứu, Socrate bị một số người coi là kẻ phản bội, trong khi nhiều người khác tôn làm bậc thầy tinh thần. Sinh thời Socrate không để lại trước tác, nhưng tư tưởng của ông về chính trị và đạo đức, đã được một trong các học trò là nhà triết học Platon thuật lại.
Nhà triết học bị buộc tội báng bổ các thần linh của thành Athens, đưa các niềm tin mới vào thành phố và làm hư hỏng giới trẻ. Socrate đã chọn lấy án tử hình, thay vì làm ngược lại những gì mà ông tin tưởng và theo đuổi.
Cái chết của Socrate cách đây hơn 2000 năm trở thành một biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người trí thức, sẵn sàng đánh đổi sinh mạng của mình để khẳng định lý tưởng, khẳng định các giá trị của con đường đi tìm chân lý. Phiên tòa xử nhà triết học cũng để lại cho hậu thế rất nhiều câu hỏi, về quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, về mối quan hệ giữa nghĩa vụ công dân, giữa đức tin với khát vọng truy tìm chân lý, …Tại phiên tòa tưởng tượng nói trên, những chủ đề này đã được đưa ra tranh luận quyết liệt.
Trong phiên tòa xử lại vụ án Socrate, bởi triết gia không còn nữa, hai luật sư đã đứng ra bào chữa cho bị cáo trước hội đồng thẩm phán mười người, dưới sự chủ tọa của Loretta A. Preska, thẩm phán New York.
Trong số 10 thành viên hội đồng thẩm phán, có năm người ủng hộ tha bổng, năm người phản đối.
Kết luận cuối cùng của phiên tòa là : Bị cáo vô tội.
Quyền tự do tư tưởng và nền dân chủ đang lâm vào khủng hoảng
Trong khi đó, luật sư Patrick Simon thì bảo vệ cho quan điểm cho rằng, lập trường tư tưởng của một người không thể nào bị coi là một tội lỗi. Socrate là con người đi tìm chân lý. Theo luật sư, thân chủ của ông chỉ có một khuyết điểm duy nhất là thích chỉ trích, thích nhạo báng một cách cay độc. Việc tòa án tha bổng cho Socrate không làm mất đi giá trị của một nền dân chủ, mà ngược lại chỉ khiến cho nền dân chủ trở nên vững mạnh và đáng tin cậy.
Phiên tòa tưởng tượng xử lại vụ án Socrate làm sống dậy cuộc tranh luận xung quanh những chủ đề ám ảnh văn minh nhân loại, trước hết là nền văn minh phương Tây từ hơn hai thiên niên kỷ, đó là mối quan hệ giữa thể chế dân chủ và thể chế tập quyền, quyền tự do ngôn luận vào thời điểm xã hội đang rơi vào khủng hoảng, cũng như sự sáng suốt của các công dân.
Những người tổ chức phiên tòa xử lại triết gia Socrate cho rằng, phiên tòa tưởng tượng vừa diễn ra có thể có ích cho xã hội Hy Lạp, hiện đang trong cơn khủng hoảng rất trầm trọng. Ông Anthony Papadimitriou, đứng đầu hiệp hội tổ chức phiên tòa, nói : Hy Lạp đang sống trong một giai đoạn khó khăn, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, chúng tôi sẽ vượt qua, giống như chúng tôi đã từng chiến thắng người La Mã, người Thổ, người Đức, … cũng như vượt qua chén thuốc độc đã giết chết nhà triết học.
Theo các nhà nghiên cứu, Socrate bị một số người coi là kẻ phản bội, trong khi nhiều người khác tôn làm bậc thầy tinh thần. Sinh thời Socrate không để lại trước tác, nhưng tư tưởng của ông về chính trị và đạo đức, đã được một trong các học trò là nhà triết học Platon thuật lại.
No comments:
Post a Comment