Thursday, 12 January 2012

Tư duy kinh tế nào đã và đang giết chết từng ngành và toàn diện nền kinh tế Việt Nam?

Đặt vấn đề về Tư duy Kinh tế của Việt Nam
Từ hơn năm chục năm nay, tức là ngay trong và sau các cuộc chiến tranh, khách quan mà nói, nhà nước XHCN Việt nam đã luôn có những cố gắng tìm cách phát triển nền kinh tế mà họ định hướng là sẽ phải mang tính XHCN. Thế nhưng tại sao kết quả thì “Việt Nam vẫn là nước nghèo”, như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mới vừa “hùng hồn” tuyên bố? Thực tế, kinh tế nước Việt ta đang còn lùi xa sau các nước lân cận mà trước đó, ngay cả khi trong những cuộc chiến tranh tàn khốc, nước ta vẫn có Hòn ngọc Viễn đông để vẫy gọi họ.

Hơn ba chục năm hoà bình ổn định là thời gian đủ dài để hai nước Á Đông lớn trở thành cường quốc kinh tế thế giới là Nhật (số 3 thé giới ) và Trung quốc (số 2 thế giới), hoặc để đa số các nước Đông Nam Á hoá rồng, như Hàn Quốc (thứ 13 Thế giới) hay Đài loan, Hongkong hay Singapore (tốp Rồng con), Malaysia hay Thái Lan (tốp đầu Đông Nam Á), chỉ riêng trừ Việt Nam XHCN là cứ tự mình “ưu việt” từ tốp đầu ĐNA lùi lại chót!
Hiện nay, rõ ràng ngay cả Philippine, Miamma, Lào hay Cămpuchia cũng đã, đang và sẽ có khả năng bứt phá, vượt qua Việt Nam trong 3-5 năm tới, làm câu hỏi trên càng thêm vô cùng nhức nhối lòng mỗi người Việt có tự trọng và tư duy.
Vậy, các nước đã và sẽ hoá rồng bứt phá bằng những điều kiện ưu việt hơn ta? Không, họ chỉ bứt phá bằng tư duy kinh tế khác. Đó không còn là vấn đề đúng sai của các chiến lược, mô hình hay đường lối kinh tế của đảng và chính phủ nữa, bởi vì vấn đề chiến lược các nước đều có thể học nhau và tự điều chỉnh… Vấn đề là tư duy kinh tế nào của đảng và chính phủ đang là cơ sở choviệp áp dụng các chiến lược kinh tế đó suốt mấy chục năm nay mà không thay đổi?
Tư duy kinh tế đó đã và đang trói chân buộc cánh nền kinh tế Việt Nam vốn “hứa hẹn cất cánh” từ 1975, rồi lại được kỳ vọng “sẽ cất cánh” sau đổi mới 1986, rồi lại “đang trên đường rồng bay” từ 2000, suốt cả hơn chục năm nay? Để rồi sắp hạ cánh xưống vực thẳm trong 2012-2013?!
Vậy, cái gọi là Tư duy kinh tế của Việt Nam là gì? Đó là tư duy kinh tế XHCN mang tính thị trường hay Tư duy kinh tế Thị trường định hướng XHCN, duy nhất chỉ VN có trên thế giới và na ná giống một hệ tư duy kinh tế cũng duy nhất khác: kinh tế Thị trường mang bản sắc TQ…(thực ra thì ta copy cái tên và chế biến đồ cũ dùng lại).
Thực trạng kinh tế Việt Nam 2011: một câu hỏi lớn
Cuộc “cất cánh” của nền kinh tế Việt Nam từ 1986 đến 2011 nghe chừng vẫn đang trục trặc chưa tìm thấy “đường băng” đâu, mà chỉ thấy bản thân nó đang bị rụng rơi từng “cánh” một…
Rụng đầu tiên là “cánh” “quả đấm thép” đóng tàu Vinashin. Nó cũng đã làm tan nát chiến lược kinh tế biển quốc gia đến 2030 mà Vinashin đã được thủ tướng và đảng đặt ở trọng tâm, ảnh hưởng tồi tệ đến không chỉ các ngành kinh tế biển khác (như hàng hải, thuỷ sản, du lịch, dầu khí, năng lượng…) mà cả khoa học biển và an ninh quốc phòng, cả vẹn toàn lãnh thổ quốc gia trên biển.
Tiếp theo là “cánh” “giấc mơ bốn bánh ô tô” dần tan vỡ âm thầm trước khí lên tiếng chào đời, để cho La Đalạt của CVCH từ trước 1975 vẫn là đỉnh cao ngất ngưởng không thể vượt qua. “Giấc mơ bốn bánh” kết thúc bằng thế giới đệ nhất thị trường xe hai bánh (thị trường lớn nhất) cho 95% dân lao động và thế giới đệ nhất xe sang (nhập ngoại) của quan chức và các đại gia “cùng nhóm” thân hữu. Tóm lại là Việt Nam chắc chắn và mãi mãi sẽ không bao giờ có một mác xe nào của mình ngoài La Đà lạt thân yêu!
“Cánh” đường sắt thì mới bị gãy trên “giấy” và “mồm” sau cơn cuồng ngộ ĐSCT của chính phủ, nay cũng chưa thể nâng cấp đường 1m thành 1,45m…, điều thế giới cơ bản đã làm xong trong thế kỷ trước rồi. Dù vậy, đảng ta vẫn còn đang âm mưu trở lại ước mơ ĐSCT mang màu sắc TQ trong tương lai gần để đưa dân tộc “đi tắt vào tương lai”…
Còn “cánh” ngành vật liệu cơ bản (thép, xi măng…), vốn chỉ biết bán nhân công độc quyền kiếm lời trên sân nhà và xin chế độ bảo hộ thì luôn thua trắng nước ngoài và chỉ biết đổ lỗ cho thị trường nội địa.
“Cánh” công nghiệp nặng và cơ khí chế tạo “là then chốt” của nên kinh tế đất nước nửa thế kỷ nay thì đã gãy chốt từ trước 1986 mà chưa gắn chốt lại được, và có lẽ kinh tế nước ta sẽ mãi mãi không có then chốt nữa, vì…
“Cánh” cơ khí-luyện kim-chế tạo máy với hàng trăm hàng ngàn tiến sĩ giáo sư vẫn chưa làm nổi các con bùlong đinh ốc cho chiếc xe máy, chứ chưa nói đến cho các ngành công nghiệp nội địa, và còn phải đi học các bác nông dân đang tự chế tạo máy móc nông cụ cho đến cả trực thăng… vài trăm năm nữa?
Các “cánh” điện tử, hoá chất, nhựa cũng sẽ sắp tan chảy hay bốc khói … vì chỉ chuyên dùng máy móc và công nghệ cũ của TQ, Đài loan…thải ra, không chế được 1 con chip, lắp đước một cái handphone…
“Cánh” điện, nước, xăng, dầu, than khoáng sản… thì luôn là hiểm hoạ tăng giá sản xuất và sinh hoạt của xã hội lên không ngừng vì …kinh doanh lỗ! Lạ thế, có tiền vốn, có độc quyền thị trường, có mọi chính sách hỗ trợ và chỉ việc đào tài nguyên đất nước của Tổ tiên để lại lên mà bán mà cứ lỗ triền miên trên “mỏ vàng vô tận” của dân tộc…
Tôi xin nói riêng về “cánh” dầu khí trong dịp khác, vì khi nó gẫy là thảm hoạ kinh tế sẽ bao trùm tất cả, nền kinh tế quốc gia sẽ sụp đổ, quốc gia sẽ sụp đổ…
Chỉ có “cánh” buôn bán nông sản, hải sản, và nhân công may mặc, giày da… là có lãi và có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế, nhưng người lao động thì ngày càng vô sản và tương lai ngành cũng hoàn toàn phụ thuộc thị trường “tư bản bóc lột” quốc tế mà thôi.
Các cánh là nông nghiệp và kinh tế dân doanh thì không thể rụng được, vì các nhân dân vẫn luôn còn đó, nhân dân vẫn luôn phải tự nuôi mình, chỉ có điều họ không thể nuôi cả đảng và chính phủ, quân đội chỉ bằng sức lao động của họ mà thôi. Nhung nông dân vẫn thiếu đói, cụ thể là Thanh hoá đang đói rộng (trên 240,000 dân đang thiếu đói 2011!).
Chỉ có hai điểm sáng le lói cuối đường hầm kinh tế Việt Nam: kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Có mẫu số chung nào trong tình trạng đó của nền kinh tế nước ta hiện nay? Đó là tư duy kinh tế định hướng XHCN!

Thử lý giải hiện trạng và gọi tên nguyên nhân “gẫy cánh”
Thẳng thắn mà nói, bản thân cách chúng ta phải liệt kê thất bại của các ngành kinh tế VN như trên cũng đã nói nên nguyên nhân thất bại của nó trong tư duy kinh tế, đó là cách tư duy cục bộ, tư duy chiến tranh và tư duy chuyên ngành của lý thuyết kinh tế XHCN, bắt nguồn từ khái niệm XHCN ảo tưởng, đã quá lỗi thời vì sai lầm và đã bị cha sinh mẹ để của nó bỏ đi, mà VN ta đã “xin giống về trồng” đến nay vẫn quyết một lòng chăm bón.

Tư duy kinh tế cục bộ là cách tư duy tách biệt theo đơn vị địa phương nhỏ cấp tỉnh, tách khỏi cả nền kinh tế, không gắn liền và có quan hệ phụ thuộc hữu cơ với các bộ phận khác, như chiến lược chiến tranh du kích vậy. Nó rất tiện cho quan địa phương xâu xé, vì ngân sách quan trọng của nó là quĩ đất địa phương…
Tư duy kinh tế chiến tranh là cách tư duy xin-cho theo mệnh lệnh, nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt của mỗi ngành kinh tế, không cần biết đến mối quan hệ của nhiệm vụ đó với các hoạt động kinh tế khác, giống như trong chiến tranh chỉ đơn vị nào tập trung biết nhiệm vụ của mình giao từ cấp trên…
Tư duy kinh tế vĩ mô chuyên ngành, tức là từ cấp nhà nước người ta đã chia nhỏ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể rất vật chất và chuyên sâu cho từng bộ ngành, được đo bằng nhiệm vụ chính trị trước rồi mới đến hiệu quả kinh tế sau, rồi phân chia ngân sách (thuế và đi vay) cho từng ngành, để mỗi ngành từ đó tự mà lo hoàn thành nhiệm vụ.
Tất cả các ngành như một bầy bê con tranh nhau bú từ một bầu sữa bò mẹ, giữa chúng không hề có quan hệ tương tác chung nào khác ngoài cùng bò mẹ, hoặc quan hệ không được điều tiết bằng chính sách, mà chỉ bằng mệnh lệnh của… bò mẹ.
Đây là cách nhìn kinh tế của Mác, giống như Mác đã chia xã hội thành các giai cấp vậy. Nếu xã hội là một rừng cây, thì theo Mác, các “giai cấp” Lá, Cành, Thân, Rễ, Quả, Hoa… phải đấu tranh sinh tồn với nhau để tồn tại. Và để phát triển, một giai cấp (Lá chả hạn) phải tiêu diệt hết các giai cấp khác, biến họ thành mình… Rừng XHCN sẽ toàn lá?!
Như vậy, mục tiêu của đảng: “mỗi địa phương phải là một “pháo đài kinh tế” XHCN” (xưa là cấp huyện- hơn 500 pháo đài, nay là cấp tỉnh -hơn 60), “môĩ bộ ngành là một “đầu máy kinh tế” XHCN độc lập” (nay: hơn 20 bộ và gần 20 tập đoàn, tổng cty).
Từ tư duy đó, mỗi trong hơn sáu chục tỉnh thành đều phải có đủ các ngành “thế mạnh”: công nghiệp địa phương, các khu công nghiệp, các khu tiểu thủ công nghiệp, khu thương mại, du lịch phải có cả trường đại học của tỉnh, có y tế, giao thông riêng…bất chấp chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tư duy của bộ máy hành chính tỉnh, thành phố giống như tư duy của nguyên thủ quốc gia thu nhỏ, thành các ông vua con địa phương;
Từ tư duy đó, mỗi trong hơn ba chục bộ ngành nghề đều phải có đủ các các khu công nghiệp chuyên các khắp các vùng, các tỉnh từ bắc chí nam (Vinashin từng có trên 20 khu công nghiệp đóng tàu!), có các trường đại học chuyên ngành, các viện nghiên cứu khoa học chuyên sâu, các trung tâm tài chính riêng, các ngành công nghiệp phụ trợ riêng, các trường và trung tâm đào tạo lạo động chuyên ngành riêng, hậu cần du lịch, y tế riêng, bảo hiểm riêng…cũng bất chấp chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tư duy của bộ máy hành chính các bộ ngành giống y như tư duy của văn phòng chính phủ thu nhỏ, phải có đủ mọi lĩnh vực kinh doanh để “độc lập”(vơ vét): các chính phủ con;
Tổng cộng, (không tính các lực lượng kinh tế của quân đội, công an, đảng, công đoàn, phụ nữ, thanh niên… rất đông đảo và hùng hậu), trong nhà nước VN XHCN ta có khoảng trên một trăm “quốc gia và chính phủ con” như thế (khoảng trên 120) để thực hiện một mục tiêu kinh tế xã hội bằng trên dưới một trăm cách, một trăm hướng độc lập và cạnh tranh nhau khốc liệt khác nhau, tất cả có đầy đủ các hệ thống cung cấp dịch vụ riêng nội bộ giống như nhau: dịch vụ giao thông, đào tạo, nghiên cứu, nhà ở, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, …như loạn “120 xứ quân” vậy.
Tôi đã từng nghe các vị chủ tịch nhiều tỉnh thao thao tư duy kinh tế của mình như một vị nguyên thủ quốc gia cao nhất, hay các vị chủ tich TGĐ các tập đoàn thao thao các kế hoạch phát triển biết bao ngành nghề trọn gói chỉ tự cho tập đoàn minh, cứ như một vị đững đầu chính phủ lo cơm áo cho cả quốc gia. Tư duy của họ 120 kẻ đứng đầu “120 xứ quân” như vậy, đáng mừng hay đáng lo? Đảng thì mừng. Tôi thì lo, rất lo, cho dân.
Ví dụ “thủ tướng con”: Cựu TGĐ tập đoàn Vinashin Trần Quang Vũ từng chiêu đãi chúng tôi một bữa trưa thịnh soạn có món tôm sú hấp và ông giới thiệu đó là tôm tập đoàn Vinashin nuôi trên mấy chục hecta chỉ để cung cấp cho cán bộ công nhân viên các nhà máy đóng tầu ăn cũng không đủ. Tôi xuống nhà bếp nói chuyện hỏi anh em thì họ nói bị tập đoàn ép mua tôm đắt hơn ngoài chợ và họ phảỉ ăn mãi một món tôm đắt cả tuần, hàng ngàn công nhân đều ớn mà không ai kêu đến tai ông tổng được. Cũng ông Vũ bữa khác còn khoe rằng tập đoàn ông đang đầu tư mấy trăm hecta rừng trồng thông để cung cấp…cây thông Noel cho công nhân tập đoàn cả nước! Kết quả của tư duy kinh tế Vinashin đó thế nào ta đã rõ…
Ví dụ “vua con”: Bí thư một tỉnh trung du duyên hải tầm trung bình như Quảng Ninh nhưng có khá lắm đất nhiều đồi, rất ít ruộng lại quyết tâm mong muốn để mỗi huyện thị phải có ít nhất 2-3 khu công nghiệp, tỉnh có 13 huyện thị vị chi sẽ phải có trên hai chục khu công nghiệp (sẽ lấy đi số lớn đất ruộng nông nghiệp vốn rất ít ỏi của tỉnh) để hy vọng thu hút đầu tư. Với tư duy của các “vua con” như vậy, cả nước đang có trên 300 KCN và con số này sẽ tiến đến 500 trong vài năm tới (đã qui hoạch xong). Trong khi đó, Singapore là quốc gia chỉ có 5 khu công nghiệp nhưng có tổng thu nhập năm 2010 trên 182 tỷ USD, gấp đội VN – 86 tỷ USD). Tư duy tỉnh nào cũng phải có nhiều KCN để thu hút đầu tư làm nước ta có số khu công nghiệp đã quy hoạch gấp 60 lần Singapore nhưng GDP bằng một nửa của họ khi dân số gấp hơn 20 lần, tức hiệu quả kinh tế kém gấp khoảng… hơn hai nghìn bốn trăm lần!
Cơ sở của tư duy theo ngành và địa phương và rồi của hệ thống tổ chức quân đôiu, chính trị, xã hội trong cả nền kinh tế quốc gia như thế là do lý thuyết kinh tế Mác-Lênin vốn chỉ coi trọng các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất, không coi dịch vụ là ngành cũng làm ra giá trị đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. Nay dù thu nhập quốc dân đã được tính gồm cả giá trị dịch vụ (đến trên 40%) thì cơ cấu tổ chức nhà nước với các bộ ngành của ta, các sở ban ngành của các tỉnh thành vẫn gần nguyên như cũ.
Hiện trạng của tư duy kinh tế XHCN và kèm theo nó là các tổ chức kinh tế như trên làm:

- Tổ chức kinh tế nặng nề, bùng nhùng, không có chỉ huy, kém linh hoạt và không hiệu quả: không thực sự đủ sức làm tốt việc gì;
- Khó hạch toán minh bạch gây nhiều thất thoát, khó kiểm soát gây tham nhũng bùng phát bên trong các tổ chức;
- Chia quá nhỏ và dàn trải tiềm lực kinh tế, không tập trung được vốn cho các khu vực trọng điểm; không thể chuyên sâu để có trình độ cao, chất lượng tốt để cạnh tranh quốc tế;
- Nhiều vấn đề các ngành hay các địa phương không thể tự giải quyết được mà phải là liên ngành và cấp trung ương cùng giải quyết như: đào tạo và cung cấp nhân lực lao động phổ thông chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ chung, đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu thí nghiệm ững dụng liên ngành, các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên, chung, và độc lập như bảo hiểm, tài chính, y tế, hay nghĩ dưỡng, du lịch…
- Các vấn đề không được giải quyết vì không được nhìn ra lại càng tự lây lan hay thấm sâu và gây cản trở cho phát triển chung…
Tư duy kinh tế như vậy có thể gọi là tư duy kinh tế tự sát hay tư duy bị ung thư, mà cái gen ung thư chính là hạt giống XHCN. Muốn khỏi chết, chỉ có cắt bỏ khối ung thư.
Kinh tế Việt Nam muốn phát triển thành Rồng, chỉ có một con đường: bỏ tư duy định hướng XHCN. Thay nó bằng gì? Chả cần thay gì cả, Tư duy kinh tế thị trường – hạt giống đã có trong khối kinh tế tư nhân và nước ngoài, tự nó sẽ phát triển thay thế và phát huy tác dụng tốt cho cả nền kinh tế và cả xã hội.
 

18 Ý kiến:

  1. Nặc danhJan 10, 2012 05:30 AM
    noi don gian la dua may thang lanh~ dao. bang` dom~ ngu nhu cho' lam` lanh~ dao thi sao dat nuoc phat trien duoc
    Trả lời
  2. Co giaoJan 10, 2012 05:36 AM
    tác giả nên sửa lại là ' sứ quân' thay vì ' xứ quân ' :))
    Trả lời
  3. Nặc danhJan 10, 2012 06:37 AM
    DÂN MIỀN TRUNG
    Bài viết rất hay đã làm toát lên bộ mặt của "CNXH" ở VN chúng ta dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng cộng sản. Tiện đây cho phép tôi đựoc thêm vài ý để bạn đọc tham khảo:
    1- Tư duy kinh tế mà tác giã đã khái quát trên là do "Đảng ta" sáng tạo (hoặc học Liên-Xô) chưa từng có văn bản nào thể hiện kể cả LLMác-Lê nói một cách khái quát là: "nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp" cho đến hiện nay du cách này hay cách khác thì nó vẫn hiện diện trong nền kinh tế.
    2- Để giải phóng năng lực SX, cởi trói cho nền KT, tạo ra động lực để "hóa Rồng" có lẻ "Đảng ta" đề biết cần phải làm gì, mà hiện nay đang làm "lấy thị trường điều tiết SX" hay nói cách khác là XD nền KT thị trường nhưng sợ mất quyền lãnh đạo của Đảng nên làm cho nền KT tế méo mó dạng "đầu gà đít vịt" chả giống ai lấy Dân tộc Việt làm nơi thí nghiệm một cách ấu trĩ của đảng
    chẳng khác nào "5 ông mù tả voi" có trời mới hiểu được con voi sẻ như thế nào.
    3- cũng phải hiểu rằng "đảng ta" đã học được ở Trung Quốc nhiều điều bổ ích như "UBHC -tỉnh trưởng, quận trưởng, tỉnh đường, huyện đường...-chế độ bổ nhiệm, bải nhiệm tức khắc- quan niện của họ trách nhiệm thuộc về một người...không có chuyện cha chung không ai khóc, như thế mới gọi là cái nền móng cho nền "KT thị trường " phát triễn, nhưng vì học tập tấm gương đạo đức HCM nên không bỏ được "UBND- lãnh đạo tập thể cá nhân phục trách" trước hết đây là lực cản lớn nhất cho sự phát triễn kinh tế chứ không phải hoàn toàn do độc đảng. chỉ cần như trên thì chỉ Vụ VINASin T/Tướng Dũng đi tù lâu rồi.
    4- còn nữa hạn lần khác.
    Trả lời
  4. Nặc danhJan 10, 2012 07:20 AM
    Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là biến Việt nam thành cái chợ mậu dịch giao cho các chủ sạp là nhóm quan lại được ăn lương Nhà nước và kèm theo là được cấp vốn đi buôn.Nếu có lãi thì chia nhau mà dùng ,nếu có lỗ thì tăng giá bắt thằng dân đen è lưng gánh chịu.Kết quả là đủ các thông tin thất thiệt mà đến Thủ tướng cũng "trơ mắt ếch",thậm chí phải lờ đi sau khi nhận các quà biếu,các hợp đòng "thần thánh"!
    Các tiến sĩ giấy thì miệt mài theo dõi Tây Tàu mà bắt chước như những thằng thợ vụng nên màu sắc nền kinh tế Việt hiện nay nhiều mảng hổ lốn như da con kỳ nhông ,khó ai bảo nó là giống gì và cũng khó bắt bẻ nhất ,kể cả các chuyên gia Tây đang ngụ tại Việt nam.
    Nguy hiểm nhất là Luật quy định trách nhiệm rất rõ ràng nhưng lại chẳng kỷ luật được ai vì ,hihi,nước ta chính sách cai trị là "nhân trị" với đường lối khoan dung?Mặt khác có quá nhiều cơ quan có chức năng chồng chéo lên nhau nên người thừa mà việc thiếu,toàn lũ ăn hại và chuyên nghĩ cách rút ruột Nhà nước.
    Chỉ có thằng dân là luôn luôn được nghe tình hình Thế giới đang tăng giá để chúng nó tăng giá theo còn khi Thế giới giá tụt xuống thì chúng giả điếc .Không tin thì cứ xem giá cả của mỗi năm .
    Hỡi anh em ,hãy đứng lên đòi lại lẽ công bằng cho chính bản thân mình trước khi bị thiêu sống!
    Trả lời
  5. Nặc danhJan 10, 2012 09:02 AM
    kinh tế XHCN là cái gì ? là Xuống Hố Cả Nước, đã biết xuống hố rồi mà còn đâm đầu xuống thì còn giải thích gì nữa.
    Trả lời
  6. Nặc danhJan 10, 2012 09:27 AM
    @Nặc danhKinh tế XHCN = Xuống Hố Cả Nước. Hay quá bác ơi
    Trả lời
  7. Nặc danhJan 10, 2012 11:07 AM
    Nói chung là dốt nát...một lũ ăn cắp, chứ tư duy, định hướng gì
    Trả lời
  8. Nặc danhJan 10, 2012 02:55 PM
    Tất cả các " cánh " đều gãy thế khi nào đảng ta rớt cánh hở máy bác, nói cho em mừng.
    Trả lời
  9. Nặc danhJan 10, 2012 03:40 PM
    DÂN MIỀN TRUNG
    Việc gãy cánh của "đảng ta" không ai khác là chính chúng ta làm, chứ "đảng ta" không tự nhường ngôi đâu. nhưng nên nhớ sự gãy cách là tất yếu khách quan(do chính sự yếu kém của đảng mà ra, sự phi lý của độc đảng, đi ngược lại với quy luật tiến hóa của XH loại người), thời điểm gãy cách có không xa nữa, khi xẩy ra thì diễn biến rất mau lẹ, mỗi người chúng ta góp phần phanh phui bản chất của đảng thì tiến trình sẻ mau lẹ hơn.
    Trả lời
  10. BìnhJan 10, 2012 05:52 PM
    Trước sau gì cũng đỗ thôi, chứ theo tui thấy bây giờ đồng tiền mất giá lắm rồi. Ở đâu cũng nghe vỡ nợ hết, dân đen ngày càng đói khổ hơn, làm thì không ra tiền, nhưng đồng tiền lại mất giá quá.
    Trả lời
  11. NGƯỜI GÁC MỘJan 10, 2012 06:14 PM
    Đồng quan điểm , phân tích và nhận xét với bài viết !
    Trả lời
  12. Duy NhấtJan 10, 2012 06:16 PM
    "Kinh tế Việt Nam muốn phát triển thành Rồng, chỉ có một con đường: bỏ tư duy định hướng XHCN."

    Chỉ bỏ tư duy định hướng XHCN?

    Kinh tế Việt Nam muốn phát triển thành Rồng, chỉ có một con đường: bỏ Đảng vào thùng rác.
    Trả lời
  13. tu duyJan 10, 2012 06:40 PM
    kinh te viet nam hien nay do dang ta an nhung gi co the an .con dan den hay doi day.doi day
    Trả lời
  14. Trùng DươngJan 10, 2012 06:45 PM
    Ngày 30/4/1975 cũng là ngày khai tử của thương hiệu xe hơi La Dalat. 36 năm sau với "đỉnh cao trí tuệ" thì VN vẫn chưa có chiếc xe nào của riêng mình. Năm 1975 là năm xe Hyundai của Đại Hàn xuất xưởng chiếc đầu tiên còn La Dalat xuất hiện từ thập niên 60 rồi. Hiện nay thì huyndai tràn ngập thế giới còn VN thì nghèo mạt hạng tận cùng.
    Có thấy nỗi nhục quốc thể chưa các ngài? các ngài con bịp bợm dân đến bao giờ?
    Trả lời
  15. DânXứLừaJan 10, 2012 08:03 PM
    tôi còn nhớ khi tôi còn nhỏ học tiểu học vào những năm 60-70 thì đã thấy thương hiệu xe hơi La Dalat of Việt Nam chạy khá nhiều trên đường phố Saigon và các tỉnh lớn của miền Nam, dù xe hơi của Việt Nam lúc đó chưa thể sánh với xe hơi của Pháp, Mỹ, Ý nhưng là thương hiệu xe hơi đầu tiên của Việt Nam lắp ráp nên cũng là nền tự hào của nền công nghệ xe hơi của miền Nam...36 năm sau ngày được gọi là "giải phóng" tư cuộc chiến thắng thần thánh của đảng ta và dưới sự chỉ đạo "đảng thiên tài" thì ngay cả chiếc xe đap điện cũng chưa sản xuất được hoàn chỉnh và đa số hàng hóa đều lai tạp chưa tạo được thương hiệu ViệtNam ở các ngành công nghiệp nặng - nhẹ. Vậy mà người dân luôn nghe ra rả trên báo đài từ suốt bao nhiêu năm qua là "dưới sự lảnh đạo của đảng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác,uy tính của Việt Nam tăng cao trên trường quốc tế và nền kinh tế năm nào cũng được nghe các ông lảnh đạo lên tivi báo cáo LÁO là phát triển năm nay tăng cao hơn năm trước...cả nước đang trên đà phát triển..." và 36 năm vẫn thấy không gì thay đổi nhiều, cũng may là đảng từ bỏ "kinh tế tập trung quan liêu bao cấp" để chạy theo kinh tế thị trường, và nhờ nó mà nền kinh tế đang chìm xuống của Việt Nam đã được vực dậy từ từ, bao nhiêu tỷ dollar từ các nước tư bản đế quốc đỗ vào Việt Nam để bơm cho nền kinh tế lạc hậu nghèo đói của một quốc gia có cái tên rất dài dòng là cộng hòa xã hội chủ nghĩ VN được hồi sinh từ sự nghèo đói và nhờ thế mà bộ mặt đô thị của các thành phố lớn của Việt Nam được mang cái vẽ hào nhoáng lộng lẫy như bây giờ...(Saigon và nhiều thành phố lớn ở miền Nam cũng mang dáng dấp của những dộ thị hiện đại bậc nhất nhì đông-nam Á thì bị các ông lính cụ Hồ từ trong rừng ra "giải phóng" và gọi đó là sự phồn hoa giả tạo, là ăn bơ thừa sữa cặn của bọn đế-quốc tư bản thối nát...)còn bây giờ không biết họ gọi những công trình đi vay tiền tỷ dollar của bọn tư bản để xây cầu xây đường xá là tiền gì đây. Cái gì tốt thì đang cộng sản xúm lại dành công bảo là do họ lảnh đạo thiên tài mà có còn cái gì xấu xa gẫy đỗ mục ruổng thì đỗ thừa tại thiên tai tại hoàn cảnh tại cơ chế quản lý nói chung là cha chung không ai khóc..
    nỀN KINH TẾ HIỆN NAY của Việt Nam tuy được gọi nhái đi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ nhưng thật chất đó là nền kinh tế tư bản vốn đã bị ông HCM và đảng của ông dùng bao nhiêu xương máu và sự hy sinh của người dân miền Bắc để quyết tâm tiến đánh miền Nam và quyết phá bỏ và tiêu diệt cho được nền kinh tế tư bản của miền Nam,khi đã đánh thắng được miền Nam thì do 50% từ sự ngu dốt và do 50% từ hệ tư tưởng hận thù giai cấp mà họ đưa cả dân tộc Việt Nam thụt lùi vài chục năm so với TháiLan và 70-70 năm so với anh Hàn quốc vốn lúc trước giống như dàn em của chế độ miền Nam Việt Nam...
    Trả lời
  16. Nói thẳngJan 10, 2012 08:49 PM
    Kinh tế và chính trị luôn là 2 mặt của một vấn đề. Bài viết chỉ chú trọng phân tích những sai lầm về kinh tế VN nhưng tránh không phân tích về chính trị VN. Sợ đụng chạm ai đó chăng ? Có cái này (chính trị) thì mới có cái kia (kinh tế). Nếu không phân tich kinh tế chính trị VN trong một cái nhìn bao quát và tổng thể thì e rằng sự phân tích chưa được đầy đủ, và do đó sẽ còn thiếu sót.
    Câu hỏi đặt ra, vì sao Trung ương CS phải phân quyền cho các sứ quân CS cát cứ địa phương - nguồn gốc của sự thua lỗ, tham nhũng, suy kiệt tài nguyên , kéo dài vài chục năm- mà không thể làm khác đi được ? Nói cách khác, nếu các quan chức CS địa phương trên 64 tỉnh thành VN không được chia phần "chùm khế ngọt" ngân sách thì đảng CS có còn tồn tại không ? Đây là một sự ràng buộc, hiểu ngầm giữa Trung ương và địa phương. Chừng nào tôi còn trung thành với anh thì anh phải tưởng thưởng phần ăn của tôi trong chiếc bánh kinh tế toàn quốc. Nếu 3 triệu đảng viên CS phải phấn đấu tự đổ mồ hôi để tự nuôi sống mình, không nhận được bổng lộc, ưu đãi về kinh tế , thì sẽ không còn ai theo đảng nữa. Đảng sẽ chết.
    Do đó để kéo dài sự hưởng thụ , đảng ta phải nặn óc nghĩ ra " kinh tế thị trường định hướng XHCN". Nay ông Phan Châu Thành sau khi phân tích phiến diện lại đề nghị bỏ cái đuôi XHCN thì ông muốn đảng chết à ?
    Xin chia sẻ vài suy nghĩ cùng các còm sĩ Dân Làm Báo.
    Trả lời
  17. N T DJan 11, 2012 10:03 AM
    Không thay đổi lối mòn của chủ nghĩa marx, không đóng của mậu dịch với TQ, không kêu gọi thương mại, sản xuất, đầu tư với nhiều nước dân chủ trên thế giới, thì VN mãi là sân sau của TQ. Sẽ mãi nhập siêu những hàng kém của TQ, và lại nộp lợi nhuận do xương máu, vất vả của dân nghèo để dâng lại cho TQ qua những vụ suất khẩu khoáng sản, nông sản, và nguyên liệu đầu vào thô sơ... Việc nhập và suất khẩu của ta với TQ luôn là một dấu + cho TQ, và một dấu - cho VN, vì thế bao đồng tiền vất vả ta làm ra, lại bị dâng nộp cho TQ. Hãy mở của với thế giới, hãy đóng của cách can đảm trước lòng tham của TQ, và nếu muốn buôn bán với TQ thì phải có công nghiệp hiện đại, để ta nhập và suất tương đương với chúng. Nếu không ta luôn là sân sau, luôn bị động, luôn vâng lời, phục tùng TQ... Không thể bán dân nước trong sự thua thiệt như thế được!
    Trả lời
  18. N T DJan 11, 2012 10:04 AM
    Nói về các vị cai trị VN thì phải công nhận các vị đó rất kém. Không nói kém về quản trị, về lĩnh vực chuyên môn, nhưng nói họ kém về tư tưởng. Thời này mà vẫn còn kỳ thị tôn giáo, vẫn vô thần, vẫn bách hại tôn giáo và tiếng nói dân chủ. Cái đó chứng tỏ họ cực kém. Một thằng giỏi nhất nhưng tư tưởng vẫn sai lạc thì dù có bênh vực một chủ thuyết nào thì thằng giỏi nhất đấy vẫn là một thằng ngu. Trong khi một người không giỏi, nhưng tư tưởng dân chủ, yêu trọng tôn giáo, thì đã khôn hơn thằng giỏi nhất của nhóm bảo thủ vô thần vô thánh. Mấy kẻ đó lập đảng. Ta lập nhóm (không lập hội vì chúng vẫn cấm). Ta lập hội chẳng cần biểu tình. Chỉ cần lập hội và nói chuyện phiếm về thời sự VN thôi. Cứ thấy chúng ta tụ tập uống trà, cà phê nói về thời sự (không bia rượu vì để chúng không có cớ phạt lỗi vì rượu bia khi tham gia giao thông), nói về cái ngu mà nguy hiểm của nhóm cai trị thì chúng cũng theo dõi, cũng sợ rồi, nhưng chẳng có cớ gì bắt ta được. Vì vốn chúng cho dân được quyền thảo luận với nhau. Ta thảo luận, nói chuyện, chẳng cần biểu tình, chẳng cần băng rôn, biểu ngữ gì cả, là chúng đã sợ. Ta cũng chẳng cần bạo lực, khủng bố. Chỉ cần nói với nhau những yếu kém của chúng... Cứ mỗi tỉnh thành vài chục nhóm như vậy, cả nước sẽ có hàng trăm nhóm. Chính nhiều người thụ động sợ bị động chạm từ chính quyền thấy ta nói chuyện chính nghĩa, đúng đắn, mà không bạo lực, không biểu tình, sẽ bị tác động. Những người đó từ vô tâm, từ thụ động, từ yên thân yên phận, sẽ dám bàn luận thời thế. Và ta thì đang làm tốt vai trò của Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, và ta như các cử tri tiêu biểu, sáng suốt, trung thực, khách quan trong xã hội VN, chắc chắn ta có nhiều nhóm như vậy, thì chẳng cần súng đạn, chẳng cần chống báng họ, thì ta cũng sẽ khiến nước nhà dần tiến bộ, dần dân chủ. Xin kêu gọi anh em mọi miền tổ quốc hãy lập nhóm giao lưu chỉ ngồi cà phê, nước trà để nói chuyện thời sự, không cần khẩu hiệu, băng rôn, không cần đồng phục, không cần truyền đơn, chỉ cần sự hòa bình, trung thực, chân thành. Khi họp chỉ để giao lưu bàn tán những vấn đề mà ta đọc từ Lề Dân, và thay vì bình luận ảo trên mạng, ta bình luận với nhau trực tiếp trong tình anh em, để xây dựng nước nhà mỗi ngày một bình yên, tươi đẹp. Và nước nhà sẽ sớm có mùa xuân dân chủ, mùa xuân tôn trọng công lý, sự thật, và yêu chuộng tôn giáo. Tôi xin đề nghị lập các nhóm. Tạm gọi là Nhóm Bạn Hữu của Hòa Bình và Hiền Hòa. Xin các bạn cho ý kiến là có nên lập nhóm này không? Chủ trương không tạo đảng phái, nhưng mục tiêu là lên tiếng cho sự tiến bộ, hòa bình sớm triển nở trên VN thân yêu. Xin cho ý kiến nhé!
 

No comments:

Post a Comment